Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

 QUÊ TÔI

Quê tôi đồng lúa xanh xanh

Con đê uốn khúc bao quanh xóm làng

Quê tôi những buổi chiều vàng

Lung linh nắng lụa ngân vang tiếng cười

Quê tôi Đa Lộc quê tôi

Đẹp như thiếu nữ ửng đôi má hồng

Quê tôi một dải mênh mông

Lúa ngô mượt óng ruộng đồng phì nhiêu

Quê tôi thư thái cảnh chiều

Dòng sông êm chảy mái chèo nhẹ đưa

Quê tôi sau lũy tre thưa

Mái trường ngói đỏ mới vừa dựng xong

Quê tôi những sớm mai hồng

Buồm khoe cánh bướm giữa dòng ngược xuôi

Quê tôi quê của bao đời

Cần cù chịu khó yêu người thiết tha

Quê tôi dưới ánh trăng ngà

Xóm làng rộn rã tiếng gà gáy đêm

Quê tôi ấm áp êm đềm

Lúa nhiều áo trẻ mang thêm sắc mầu

Đồng giang ơi dải sông sâu

Đắm vần thơ để mang sầu lòng ai

Nơi sinh chỉ một không hai

Rảnh rang ta lại viết bài thơ quê.


                          Dương Văn Cường


 VỀ QUÊ


Nhớ quê ta lại tìm về

Bánh đa, bánh đúc làng nghề Trà Nhang

Đa lộc xưa bến đò ngang

Buồn vui một thuở gian nan một thời !


Về tìm cánh võng à ơi

Hương quê, hương mẹ một trời nhớ thương

Về tìm lối nhỏ quê hương

Tiền xu đánh đáo, nước tương dầm cà


Về tìm bóng mẹ bóng cha

Chợ thi Hạ lễ quê ta nghĩa tình

Về tìm trường cũ lung linh

Nụ cười e ấp, cô mình ngày xưa  !


Về tìm tiếng hát đò đưa

Đêm khuya hương nhãn  thoi đưa canh dài

Về tìm hương khói bếp ai

Những ngày đói khổ  " luộc khoai " ngày nào !...


Bây giờ đường lớn nhà cao

Còn đâu lối nhỏ dạt dào xưa ơi ?

Bây giờ xe mới lên đời

Còn đâu xe đạp một thời không phanh !


Còn đâu hương khói nhà tranh

Quê ta đổi mới trưởng thành vươn lên

Lung linh điện sáng về đêm

Trường làng, cổng chợ cao thêm, đủ đầy !


Mừng quê, càng nhớ những ngày

Những ngày gian khổ những ngày gian nan

Bâng khuâng ngắm xóm nhìn làng

Rưng rưng cười, khóc hai hàng  lệ rơi..!!!

Bạn ơi dù ở cuối trời

Tết này thu xếp về chơi một lần

 

           Dương văn Cường


Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2024


 BÃO SỐ 3


Bão gío hận ai đập tứ bề

Mưa tuôn cây đổ lũ thảm thê

Như căm như ghét người trần thế

Bão tạnh trơì quang cảnh não nề


Gío lặng mưa thôi sân bùn nhơ

nhà siêu mái tốc trăng ngẩn ngơ

Đất lở đường hư dân lại khổ

Lời oan cám cảnh trời đâu rõ

        

          Dương Văn Cường

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2024

 

           HỌP LỚP


Mùng một tháng Chín đến rồi
Cho ai rung động chơi vơi cõi lòng
Lại khao khát lại bồng bềnh
Lại thương lại nhớ lại mong lại chờ
Lại chênh chao lại vu vơ
Nỗi buồn hưu hắt bao giờ mới quên
Xa nhau thương lắm từng đêm
Tâm tư giấu kín gọi tên một người
Lá thư xưa viết nửa vời
Nhớ thời trò gọi thưa thầy thưa cô
Nghĩ thời hai đứa ngây n
Đi qua năm tháng học trò lớn lên
Giờ già chỉ nhớ cái tên
Gặp nhau ta vẫn cười hiền  như xưa
                Dương Văn Cường

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

 UÔNG  BÍ TRỜI MƯA


Hôm nay trời đất tối tăm

Gió cuồn cuộn gió mưa sầm sập mưa

Lũ dâng cao ngập trắng bờ

Ào ào xối xả mịt mờ nước tuôn

Sông Uông sôi réo giận hờn

Cuốn theo gà lợn đập tan bờ kè

Cành cây gẫy kín vỉa hè

Trẻ con nhợt nhạt mắt nhòe hoang mang

Trời thương Chức nữ Ngưu Lang

Lời nguyền xưa bỏ vội vàng tuôn mưa

Phố phường xe vắng người thưa

Mưa còn dai dẳng nhởn nhơ hoành hành

Che em ướt cả áo anh

Chắc em thầm ước trời xanh nắng vàng


           Dương Văn Cường

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

Quảng Ninh hội tụ và lan tỏa

 VỢ CHỒNG NGƯỜI LÍNH 

                              Truyện ngắn dự thi

                   


Nửa đêm, tôi đang ngon giấc trong phòng khách sạn, bỗng nghe chị Nguyệt gọi điện, bảo chị đau bụng lắm. Tôi bật dậy, lật đật mặc quần áo ngoài, linh cảm có một cái gì đó khiến tôi hơi run khi mở cửa phòng chị. Trong ánh sáng xanh dịu mịn màng của ngọn đèn ngủ, chị Nguyệt mặc bộ đồ ngủ mỏng tang  đang  ngồi tựa lưng trên ghế . Tôi hấp tấp bước vào, hỏi chị đau nhiều không để em gọi cấp cứu. Chị Nguyệt ngước nhìn tôi, ánh mắt long lanh  rất khó tả. 

- Chú Thành! Chú ngồi xuống cạnh tôi đây. Chị  nói với giọng trầm nhẹ, rất điềm tĩnh: - Tôi không đau bụng đâu chú. Tôi gọi chú sang là để nói với chú một câu chuyện. Đáng lẽ anh Lợi phải nói trước với chú rồi. Chú Thành! Bao nhiêu năm nay, chú với anh Lợi,  chồng tôi, thân nhau như anh em ruột thịt. Ý nguyện cuối cùng anh là có một đứa con,  nhưng anh ấy bất lực từ ngày mới cưới  nhau, di chứng của những năm đi chiến trường. Vợ chồng tôi đã bàn kỹ  rồi! Chuyến đi này là anh Lợi tạo điều kiện, để chú giúp vợ chồng tôi có một đứa con nhưng vẫn giữ trọn hạnh phúc gia đình cô chú. Ý nguyện của anh chị là thế, trăm ngàn  lần  xin chú đừng khước từ. Nói rồi chị tự mình lột hết áo quần, đứng khỏa thân trước tôi như pho tượng. Tôi nhìn chị và thực sự ngạc nhiên. Sao chị lấy chồng bao nhiêu năm nay mà vẫn giữ được vóc dáng cơ thể đầy đặn và thon thả đến thế. Thấy tôi vẫn đứng thần người ra, chị liền dang tay ôm chặt lấy tôi, ép bộ ngực căng phồng vào người tôi, đẩy  tôi về phía chiếc giường đôi phủ khăn đệm trắng tinh...

  

Tôi với anh Lợi cùng làm ở Phòng văn hóa sở văn hóa thông tin tỉnh. Anh vốn là lính Đặc công, xuất ngũ sau  năm 75, sau đó được cử đi học, tốt nghiệp khoa văn, đại học tổng hợp, được ưu tiên tuyển về Phòng. Mấy năm sau, vì anh là đảng viên, có lý lịch tốt, lại có công, nên được đề bạt phó, rồi Trưởng phòng. Thời ấy, người ta còn trọng vọng lính xuất ngũ lắm. Chả biết đời tư có gì trắc trở không mà ngoài năm mươi, anh Lợi vẫn một mình một bóng. 


   Một lần tôi với anh về một huyện miền núi kiểm tra công tác “sưu tầm và bảo tồn văn hóa dân gian ”, gặp tay trưởng Phòng văn hóa huyện ngấp nghé tuổi anh. Mỗi kỳ họp Tỉnh, anh với hắn từng ngồi chung mâm , chén chú chén anh, nên mặc dù khách cấp trên , nhưng lại là chỗ quen biết trước, hắn cứ bỗ bã ông ông tôi tôi. Ba ngày, xong việc, chiều tối, hắn đưa hai anh em chúng tôi tôi đến quán thịt chó bản tại ngã ba tình húc

nổi tiếng phố huyện Bình liêu chiêu đãi. Tay này thuộc tuýp người “bụng để ngoài da”. Rượu được vài tuần, hắn vỗ vai anh Lợi:

 - Này! Có món này hời lắm ông ạ, ngay Phòng tôi. Gái quê, nhanh nhẹn, thông minh nhưng đời nàng còn trẻ mà gặp lắm điều trắc trở. Vừa rồi, tinh giản biên chế, chả biết thực hư thế nào, nàng có lem nhem với thằng cha phó Phòng hay không mà vợ nó đến đánh ghen tại cơ quan, tai tiếng cả huyện. Nhân đợt này, họ cho cô ta “về một cục”. Hoàn cảnh cũng tội, mẹ mất sớm, bố lấy vợ hai. Giờ về nhà, lĩnh mấy chục triệu, coi như tay trắng. Tôi bàn với ông thế này, ông cũng cao tuổi rồi, thôi, dang tay cứu vớt nàng đi. Cứ coi như anh hùng cứu mỹ nhân. Vài năm nữa ông về hưu, lương tháng  tám chín triệu, một mình tiêu sao hết? Lấy cô ta, đã được vợ trẻ, lại có người thay Ô Sin phục vụ. Đã không phải trả tiền công, đêm đến lại có người xoa bóp, ấm hơn chăn điện, có phải là lưỡng tiện không? Nếu ưng, tôi sẽ giúp một tay, thật đấy! Thằng cha Trưởng phòng nói xong, tợp một chén rượu gạo, ngửa mặt, xoa tay cười phớ lớ. 


  Sau buổi đó, chả biết anh với thằng cha Trưởng phòng ấy thì thầm những gì mà chuyện thành sự thật. Cứ như có bàn tay của Chúa trời sắp đặt. Hai tháng sau, anh Lợi cưới vợ. Cả cơ quan cùng bạn bè thân hữu được bữa say khướt cỏ bợ. Cưới xong rồi, chị Nguyệt không về tỉnh ở với chồng, mà nhận gần hai héc ta đất thầu nơi bờ sông của một người bà con nhượng lại. Khu đất khá đẹp, trên núi, dưới sông. Chiều xuống, từng đàn bìm bịp đuôi dài lượt thượt bay nối đuôi nhau sà xuống bờ lau sậy mọc kín bờ sông, kêu váng tai váng óc. Đêm xuống, trăng lên, không gian bềnh bồng như trong chuyện cổ tích. Anh Lợi đầu tư vốn dựng trang trại chăn nuôi, kết hợp trồng cây ăn quả. Chỉ mấy năm sau, kinh tế đã khá giả. Cuối tuần, anh Lợi cưỡi Dream, phe phé về với vợ. Thi thoảng chủ nhật anh bận không về, chị Nguyệt lại nhảy xe buýt lên thăm chồng. Anh Lợi đưa vợ đến chơi, thăm bạn bè chiến hữu. Mấy lão bằng hoặc hơn tuổi anh mà vợ làm nghề nông, trông già cốc đế, thấy chị Nguyệt trẻ, vừa xinh, vú to, mông nở, dáng đi uyển chuyển như rồng phượng, cứ nhấp nháy nhau, nuốt nước dãi ừng ực.

Ba năm sau, anh nhận sổ hưu. Anh bán căn nhà nhỏ ở cuối đường Quang Trung, được hơn tỷ, gói ghém tất cả vốn liếng cả đời gom góp, về quê Ngoại ở với vợ. Hôm liên hoan chia tay, mọi người chúc anh cuối năm sinh cháu trai nối dõi sự nghiệp sưu tầm, bảo tồn vốn văn hóa dân gian...

  Từ ngày anh Lợi về hưu, vì bận công việc nên tôi cũng chưa có dịp nào ghé thăm anh chị. Năm sau, nhân chuyến đi khảo cứu văn hóa dân gian ở một huyện vùng cao, tôi tranh thủ ghé vào thăm anh, anh mới kể cho tôi nghe về hoàn cảnh của chị Nguyệt. Anh bảo, chị ấy thương anh thực lòng. Anh bảo, ngày còn chiến đấu trong chiến trường, một lần anh bị thương nặng, có cô y sỹ tên là Thu Nguyệt, tận tình chăm sóc, hiến cho anh cả máu của cô ấy. Nhờ thế mà anh thoát chết. Sau rồi hai người yêu nhau. Một năm sau, khi xong chiến dịch, anh quay lại quân y viện tìm người yêu thì cô ấy đã hy sinh. Anh buồn tan nát. Xuất ngũ, biết sức khỏe và bệnh tật của mình không thể sinh con được, anh đã định không xây dựng gia đình với ai. Vì lấy nhau, chỉ làm khổ người ta. Tình cờ gặp chị, cũng có tên là Thu Nguyệt, anh nghĩ, có lẽ là do trời xe duyên, anh mới chấp nhận. Chị Thu Nguyệt bây giờ cũng rất tốt. Ngày trước người ta đồn chị léng phéng với thằng cha Phó phòng, là bậy bạ đó chú. Cái thằng Phó phòng ấycó ý định hay không thì không biết, chỉ biết mấy lần ngủ mơ, hắn cứ gọi tên Thu Nguyệt. Con mụ vợ thức, nghe thấy thế, nổi máu Hoạn Thư, mới nhờ người tìm kiếm thì phát hiện có cô gái xinh đẹp tên là Thu Nguyệt là nhân viên dưới trướng, công tác cùng Phòng với chồng mình. Mụ phát điên, phi đến tận nơi, thét gọi, con đĩ Thu Nguyệt giở thói trăng hoa kia, mày bỏ bùa bỏ bả gì mà chồng tao mê đắm đến nỗi đêm nào ngủ cũng gọi tên mày? Tao nằm với hắn mà hắn coi tao không bằng khúc gỗ mục? Trận huyết chiến xảy ra ngay tại cơ quan. Cô ấy cũng chả phải tay vừa, bị xúc phạm, cũng chống cự quyết liệt. Hai bên xô vào nhau, chả may mụ kia bị ngã, vập mặt vào góc bàn, một con mắt sáng quắc, đỏ như lửa lồi ra, phải đi bệnh viện cấp cứu. Kết quả, người ta phải móc con ngươi bị hỏng ấy đi, lắp con mắt giả vào. Thiên hạ tặng cho mụ cái tên mụ Khánh chột đến tận bây giờ. Công an huyện phải can thiệp, xét cú ngã là do con mụ kia tự trượt chân, chứ không phải cô ấy gây ra, được miễn truy cứu, nhưng phải chịu án kỷ luật bằng hình thức “ về địa phương, hưởng chế độ một lần”.

Kinh tế anh chị mỗi ngày một khá giả, chị Nguyệt đã mua được xe ô tô bán tải chuyên chở vịt gà, hoa quả cho khách mua. Đời sống kinh tế đã quá đủ đầy mà chả biết làm sao, đã hơn hai năm trôi qua mà anh chị vẫn chưa có em bé. Chị Nguyệt mỗi ngày một gầy đi, còn anh Lợi thì người khô tóp lại như chú ve sầu. Nghĩ, tất cả là do mình, anh Lợi càng thương vợ.

Lần ấy, nhân cơ quan tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, anh Lợi được mời dự. Anh em lại có dịp hàn huyên. Tối, tôi mời anh về phòng tôi ngủ. Đêm hôm ấy, cả hai anh em uống cà phê, rượu ngâm tắc kè của anh mang xuống gần sáng rồi mà chả ai chợp mắt. Đêm ấy anh Lợi có tâm sự với tôi, nói là anh chị có ý định du lịch một chuyến. Mùa này khí hậu chớm lạnh rồi, mà anh thì yếu, lại bị chứng viêm phổi mãn. Anh muốn tôi giúp anh đưa chị Nguyệt đi. Thì cứ coi như hai chị em cùng đi du lịch, có sao đâu? Tôi thì tính khí hay nể nả và tin người, thấy anh trần tình thế, trong hơi rượu lơ mơ, tôi gật đầu đồng ý. Sáng sau, tiễn anh ra xe buýt, anh ngoái lại nhìn tôi, vẻ trìu mến, luyến lưu rất đặc biệt, khiến tôi mủi lòng.

Bẵng gần hai năm, tôi mới lên thăm anh chị. Chỉ có mấy năm thôi mà anh Lợi già đi trông thấy. Anh đi đứng đã chậm mà tay chân còn run lẩy bẩy. Chị Nguyệt thì vẫn trẻ, đi đứng nhanh nhẹn như con gái. Ngồi nói chuyện với nhau, anh bảo, bây giờ, vài tháng, cố lắm cũng chỉ được lần, chả bõ bèn gì với cô ấy. Nhiều đêm, sáng ra, nhìn vợ, anh chỉ cười bẽn lẽn như người mắc lỗi. Chị Nguyệt vẫn âm thầm chịu đựng, một lòng tận tâm với chồng, càng nghĩ anh càng thương vợ.

- Chú bảo, đàn ông, khi mà “cái ấy” bất lực, coi như mất vợ. Tôi cứ nghĩ quẩn rồi đâm ra mất tự tin chú ạ. Bây giờ thì thôi hẳn rồi.

Anh Lợi nhắc lại chuyện cũ và cái gật đầu của tôi. Anh bảo, người Quân tử đã hứa là phải làm. Tôi tin chú, chú đừng có thất hứa với tôi. Bây giờ đang là mùa thu, thời tiết thuận lợi, chú bố trí đi. Tiền thì anh chị không thiếu, chú muốn đi bao nhiêu ngày cũng được. Còn tôi ở nhà, muốn có thời gian thật yên tĩnh để chọn lựa, sắp xếp, cho nó hệ thống rồi chỉnh sửa các tư liệu quý để in thành sách. Chẳng lẽ cả đời đeo đuổi, sự nhiệp sưu tầm vốn văn hóa cổ, chết đi, chẳng để lại gì? Tôi đã tin anh, cứ tưởng đơn thuần là hai chị em cùng đi du ngoạn là tạo điều kiện cho anh hoàn thành công việc chứ có ngờ đâu...


   Tôi cố gỡ đôi tay của chị Nguyệt đang ôm riết lấy cổ tôi khỏi cái cơ thể hầm hập lửa tình của chị . Chị Nguyệt thở gấp, cứ lặp lặp lại một điệp khúc, giúp anh chị đi chú, giúp đi nào... nào. Chả hiểu sao, người tôi cứ lạnh băng, tịnh không có một cảm xúc nào. Chị Nguyệt ban đầu thì ngạc nhiên, sau rồi hình như lòng tự trọng bị đánh thức. Chị đã nhận ra, là tôi không hề có một cảm xúc nào với chị. Chị tự ái buông tay, đẩy tôi ra cửa, nói một câu cộc lốc, chú về đi, rồi tuyệt vọng, ôm đầu gục xuống gối khóc nức nở...

Tôi trở về phòng, có cảm giác như mới ngoi lên từ từ dòng nước. Thì ra là thế. Cảm giác vừa thương anh Lợi, vừa tủi cho chị Nguyệt. Nhưng tôi không thể làm khác được. Anh chị ơi, hãy thông cảm cho em. Em không thể vì anh là anh của em và em một lòng ngưỡng mộ và kính trọng anh. Tôi thiếp đi trong cảm giác thật nặng nề. Tôi mơ thấy tôi đang ôm chặt chị Nguyệt, hai chân chị quẫy đạp giữa dòng sông bì bùm, nước bắn ra tung tóe, cùng lúc đó, vợ tôi đến, đứng trên cầu vẻ mặt hốt hoảng nhảy xuống cứu giúp. Cả hai người phụ nữ đều không biết bơi, cứ ôm lấy tôi rồi từ từ cùng chìm xuống. Tôi đang phân vân cứu ai giữa dòng nước chảy thì bị một con cá lớn đớp vào bắp chân đau nhói. Tôi cố vũng vẫy và bừng tỉnh dậy. Trời đã sáng bạch. Người tôi đầm đìa mồ hôi.

Mười lăm phút vệ sinh cá nhân xong, tôi sang phòng chị Nguyệt mời chị điểm tâm sáng. Tôi giật mình, căn phòng trống trơ. Không còn đồ tư trang. Chị Nguyệt đã ra đi từ lúc nào rồi? Linh tính báo cho tôi, có điều gì không lành đã xảy ra với chị Nguyệt.

Tôi xuống Phòng lễ tân hỏi, người ta bảo chị Nguyệt đã trả phòng, một mình ra phố gọi tắc xi rời khỏi khách sạn từ nửa đêm qua...

Tôi tái mặt. Làm sao mà chị ấy liều thế. Thân gái dặm trường. Nhỡ xảy ra việc gì thì sao? Tôi ăn nói thế nào với anh Lợi? Mà chị ấy đi đâu giữa đêm trường thanh vắng chứ? Anh ấy đã tin cẩn giao cho tôi cả tài sản, tính mạng vợ trong chuyến đi du lịch, vậy mà sự thể lại là như thế này. 

   Tôi thực sự lo lắng nhưng không dám điện cho anh Lợi, vì sợ anh lo lắng, chỉ thon thót chờ. Hai ngày sau, tôi nhận được điện thoại của anh Lợi bảo, chị Nguyệt đã về đến nhà an toàn, cám ơn tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Tôi thở phào nhẹ nhõm và cũng quên thắc mắc khi chị Nguyệt rời khách sạn đêm hôm ấy mà hai ngày sau mới về đến nhà. Hơn tháng sau, anh Lợi điện báo tin mừng cho tôi là chị Nguyệt đã có thai, bảo, mời chú lên chơi, cùng ăn mừng với anh chị. Tôi giật mình, sao chị ấy lại có thai được nhỉ? 

Tôi không muốn lên. Tôi ngại gặp lại chị Nguyệt và cả anh Lợi. Tôi có cảm giác là từ ngày đó, tình cảm giữa tôi với anh chị chẳng còn trong sáng nữa. Một năm sau đó thì chị Nguyệt sinh cháu trai. Tôi không lên mà chỉ gửi quà cho cháu và lời chúc mừng anh chị.

Bốn năm sau, anh Lợi lâm bệnh trong, bị ung thư phổi. Anh điện bảo muốn gặp tôi trước khi giã biệt cói đời này. Anh còn bảo, nếu chú không lên, anh sẽ không nhắm mắt. Tình thế này thì không thể từ chối. Tôi phải lên. Khi tôi lên thì anh Lợi đã yếu lắm rồi, nhưng giọng nói vẫn còn mạch lạc và đầu óc anh vẫn tỉnh táo. Tôi ngồi xuống giường anh, nắm bàn tay gầy guộc, chỉ còn gân với xương. Anh bảo tôi đỡ anh dậy, lưng tựa vào gối, trong hố mắt sâu trũng hoáy, đôi mắt anh thoáng chút ánh sang nhấp nháy, hóm hĩnh. Mặt anh phút chốc hồng trở lại nhưng hơi thở rất yếu.

- Chú Thành! Cuộc đời may mắn cho anh gặp chú. Anh coi chú như em trai của anh ngay từ ngày mới gặp nhau. Anh rất biết ơn chú lần chú đưa chị đi du lịch và đã cho anh chị một đứa con. Anh đặt tên nó là thằng Đạt. Nó mang dòng máu của chú.  Anh chỉ nhờ chú, danh nghĩa là cha đỡ đầu, chú định hướng cho tương lai của nó giúp anh. Dưới ba tấc đất kia, anh luôn theo dõi và phù hộ cho hai chú cháu.

Ôi trời ơi! Sao lại thế được? Thì ra bấy nay anh vẫn tin là chị Nguyệt có mang với tôi ? Tôi choáng váng một lúc như có ai đập dùi cui và đầu, rồi mới ôm lấy anh Lợi:

- Anh đã hiểu lầm em rồi. Em thề có trời cao chứng giám là em không làm cái việc trái lương tâm và đạo lý ấy. Cháu Đạt không phải là con em đâu anh ơi.

Anh Lợi bật dậy như bị ai đó quất roi rất mạnh vào vào sống lưng. 

- Thế thì nó là con thằng nào? Anh muốn gầm lên nhưng vì yếu quá nên chỉ thấy người anh run lên cùng với tiếng nấc nghẹn ngào. Chẳng lẽ cô ấy lừa tôi sao?

Ngay lúc ấy, chị Nguyệt đã về từ lúc nào. Biết là hai người sẽ có một câu chuyện nên nấp sau cánh cửa nghe hết. Chị Nguyệt run rẩy bước ra, quỳ chân xuống nền gạch, ôm lấy anh Lợi.

- Mình ơi! Em đã nghe hết câu chuyện giữa mình với chú Thành rồi. Em xin mình hãy bình tĩnh để em kể lại đuôi đầu. Mình hãy thương lấy bản thân mình trước, còn em thì có chịu trăm nhát dao chém, em cũng đành lòng. Chú Thành ơi! Chú là người bạn tốt nhất của gia đình chúng tôi. Tôi trăm lần xin lỗi chú. Trong việc này, tôi không có lỗi và chú cũng không có lỗi. Đêm ấy, ở khách sạn bị chú từ chối thẳng thừng, tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, vừa thất vọng vừa tủi phận mình. Trời ơi! Cũng phận đàn bà, sao người ta tuổi ấy đã con trẻ ríu ran gọi mẹ mà tôi chỉ thèm khát một mụn con mà cũng không có. Tôi có làm điều gì ác độc đâu mà sao ông trời quá phủ phàng?

Khi tôi xuống tầng trệt, trả chìa khóa phòng, tôi lao ra đường như một người mất trí. Tôi gọi tắc xi, bảo chú tài xế đưa tôi đến địa chỉ một người bà con ở Hà Nội. Không ngờ thằng tài xế khốn nạn ấy, nó đưa tôi ra bãi tha ma, gọi thêm hai thằng nữa đến khống chế rồi thay nhau hãm hiếp tôi. Mình ơi, chú Thành ơi. Gần sáng thì em tỉnh dậy. May mà chúng còn để lại một ít tiền, em tự mình ra đường gọi xe về nhà nghỉ, đợi hồi phục, em mới dám trở về nhà. Em đã định đi báo công an, nhưng linh tính của người đàn bà mách bảo, em đã có thai trong đêm hôm ấy. Bố thằng Đạt là ai trong ba đứa đó, em cũng không biết. Mình ơi, mình hãy giết chết em đi. Chú Thành ơi! Giá đêm đó, chú không từ chối thì làm chi xảy ra chuyện? Trời ơi là trời! Giờ thì tôi biết làm sao đây?

Cả ba chúng tôi đều im lặng. Không khí thật nặng nề. Tự nhiên anh Lợi ngồi thẳng dậy như không bị bệnh tật gì. Anh giơ đôi bàn tay yếu ớt ôm lấy đầu chị Nguyệt, xoa đi xoa lại mái tóc còn đen nhánh mà có cảm giác như nó đang héo hon, bạc dần dưới hai bàn tay anh.

- Thôi mình đừng khóc nữa. Sự thể đã như thế rồi. Chỉ xin hai chị em là đừng bao giờ tiết lộ cho thằng Đạt biết, sẽ tổn thương nó. Thôi thì dù là dòng máu của ai, nó vẫn là một con người, là đứa trẻ ngoan nếu được dạy dỗ tốt. Chú Thành! Cả hai chị em đều không có lỗi. Lỗi là lỗi của tôi. Lỗi của một thằng đàn ông cựu binh suy nhược và bệnh tật. Trời ơi là trời! Một đêm phải chịu cảnh ba thằng đàn ông hãm hiếp. Mình ơi! Xin mình hãy tha thứ cho tôi. Chỉ vì muốn có một đứa con mà tôi nỡ để vợ phải chịu cảnh ô nhục...

Tôi bảo chị Nguyệt, bây giờ làm đơn tố cáo hai tên bất nhân ấy vẫn không muộn. Cơ quan công an sẽ phục hồi Điều tra và sẽ tóm cổ bọn chúng vì chị vẫn còn nhớ biển số xe. Chỉ cần giám định ADN, đứa nào trùng với GEN của thằng Đạt, là đủ chứng cứ buộc tội cả lũ chúng nó. 

Nghe tôi nói thế, anh Lợi vừa rên vừa lắc lắc cái đầu và khuôn mặt tái nhợt trong nỗi đau khổ tột cùng. 

- Không được đâu chú Thành ơi! Bắt được ba thằng ấy thì dễ, nhưng rồi số phận cháu Đạt của chú sẽ sao đây? Nó sẽ bị ám ảnh suốt đời vì một người cha phạm tội. Chắc chắn nó sẽ rời bỏ vợ chồng tôi khi có dịp, rồi sống lang thang vô định. Trừng trị chúng, nhưng lại tổn hại cả đời một đứa trẻ.

Tự dưng cả tôi và chị Nguyệt đều nín lặng và cùng giang tay ôm lấy anh Lợi. Ôi anh Lợi ơi! Tôi thực sự kính phục trái tim nhân hậu của một người lính chiến như anh, từng ôm súng, không tiếc máu xương bảo về đất nước, vẫn đáu đáu niềm thương con người cho đến phút chót, mặc dù danh dự và thân thể bị tổn thương nặng nề. Cả ba chúng tôi cứ ôm lấy nhau cho đến lúc chị Nguyệt phải ra Nhà mẫu giáo đón thằng cháu Đạt. Một tháng sau đó, anh Lợi trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay yêu thương của người vợ trẻ. Hôm đưa tang anh, tôi thay mặt đơn vị Phòng cũ lên phúng viếng và tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhìn thằng cu Đạt nhỏ tí, chít vành khăn tang trắng, tay cầm cây gậy nhỏ như cái que, cùng mẹ đứng bên linh cữu bố, vái lạy cảm tạ những người đồng chí, đồng đội cũ đến dâng hương, mà không cầm nổi nước mắt...


    Bây giờ tôi cũng đã về hưu và thằng Đạt đang học năm thứ hai Đại học Y Hà Nội. Cho dù đang dịch covid, nhưng gà vịt trang trại của mẹ con chị Nguyệt nuôi theo quy trình khép kín, chăn thả dưới chân núi, ăn kiến, mối quanh năm, thịt chắc và thơm nên khách hàng vẫn hợp đồng tiêu thụ hết. Cơ ngơi của anh chị càng ngày càng phát triển. Hôm tôi lên chơi, chị Nguyệt đưa tôi ra tham quan khu trang trại mới vừa mở rộng thêm ra phía bờ sông. Đang là mùa nước cạn, lòng sông như mở rộng ra, cây cối xanh tươi mơn mởn. Giờ tôi mới nhận thấy ưu thế của vùng đất này. Một mặt giáp sông, còn mặt kia tiếp sát chân dãy núi đá , có cả một cái hang rộng, đủ chứa mấy trăm người . Thời thuộc Pháp, hang này đã từng là nơi ẩn nấp của các nghĩa binh và chế tạo vũ khí. Có thể nói nơi đây là vùng “tiểu khi hậu” vì có dòng không khí đối lưu được tạo ra bởi sự chênh lệch khí áp tự nhiên bên sông, bên núi. Không khí mát rười rượi như lắp điều hòa nhiệt độ. Chị Nguyệt bảo tôi, đợi cho thằng Đạt học xong, có bằng Bác sỹ, chị sẽ xây dựng nơi đây thành khu dưỡng lão. Cháu Đạt sẽ là Giám đốc. Đó là một ý tưởng hay - Tôi nghĩ bụng.

Đi qua mấy người phụ nữ làm việc trong trang trại, họ cứ tò mò nhìn tôi, vì tưởng tôi là cán bộ cấp cao từ trên Tỉnh xuống vì trông mái tóc của tôi đã bạc trắng giống như một vị Giáo sư trong Học viện. Cũng có thể, vài năm nữa, tôi sẽ lên ở với cháu Đạt, vì khi ấy, tôi cũng đã già rồi, cũng phải lo cho mình có một chốn nghỉ ngơi khi tuổi mãn chiều xế bóng?


                Dương văn Cường

475 Nam Tân Nam Khê Uông Bí Quảng Ninh

0943006408

Quảng ninh hội tụ và lan tỏa

 NẮNG CUỐI CHIỀU 

                   . Truyện ngắn dự thi


ÔngThân bước vào quán café Gió biển.Không gian tĩnh lặng  khác hẳn với cái nhộn nhạo, bon chen xô bồ bên ngoài. Ông đến bên chiếc bàn mọi  khi ông thường ngồi, cô nhân viên có cặp mắt thiếu ngủ lờ đờ nhận ra khách quen,  nở nụ cười nhẹ gật đầu chào ông. Quán vắng khách. Bản nhạc Trịnh mở nhỏ như ve  vuốt những trĩu nặng âu lo thường nhật.


Ông Thân và vợ ra thành phố Hạ long đã được tuần lễ. Ra thăm cậu em vợ  bị tai nạn ô tô gẫy chân phải bó bột. Ông nhâm nhi cốc café,lòng bải hoải trống  rỗng. Đôi mắt vô hồn nhìn bức tranh tĩnh vật vẽ mấy cái lọ cổ lăn lóc. Ông nghỉ  hưu đã được dăm năm. Thời gian như những con mọt gặm dần, gặm dần quãng đời còn  lại của ông. Chúng ken két, kẽo kẹt ngày đêm, chúng nhẫn nại bền bỉ không buông  tha, dù chỉ là những phút giây ông quên đi những thanh âm lạnh rít tàn nhẫn. Để  đến một lúc nào đó ông trở nên khô khốc, tàn lụi và đổ ập xuống như một đống mối  đùn.


Tiền của ông không thiếu. Toà biệt thự năm tầng như một ốc đảo luôn thiếu  vắng tiếng người. Ở trong đó ông luôn cảm thấy ngột ngạt bức bối với căn bệnh  đau tim và máu nhiễm mỡ của ông. Vật vờ bên cạnh là bộ mặt bèn bẹt, được trát bự  phấn mốc lên của bà vợ, luôn rên rỉ vì bệnh đái tháo đường.


…Những năm tháng nhũng loạn quay cuồng. Ông như lọt vào giữa cơn lốc xoáy.  Chúng vầy vò khiến thể xác ông nhão ra, bết lại.


Thằng Tuấn. Con trai ông nghiện heroin nặng. Nó cầm con dao nhọn chỉ vào mặt  bố, răng nghiến lại: Ông có đưa tiền cho tôi không? Nếu không, đừng có trách!-  Ông tối sầm mặt, cơn đau tim co thắt ngực, lảo đảo ngã quỵ xuống. Nó sấn sổ  giằng chiếc cặp da trên tay ông, phong bì “lại quả” văng ra, tiền Đô tung toé.  Nó cúi xuống vơ vội lên, cười nhăn nhở: Biết điều ngay từ đầu có  hơn không! Cứ  phải để dùng “cảm giác mạnh”!


Dạo đó, ông còn đương chức đương quyền. mải mê với những ham muốn không có  giới hạn về quyền lực và vật chất, việc quản lý giáo dục con cái ông giao hết  cho bà vợ.  Vợ ông, một người đàn bà được nuông chiều từ bé, con gái của một  quan chức đầu tỉnh. Ông lấy bà để dựa vào uy thế của nhạc phụ, mặc dù nhan sắc  của bà có phần kém cỏi, lưng bà dài nhưng chân tay lại ngắn, nó cũn cỡn như chim  cánh cụt, khuôn mặt bèn bẹt với nước da bì bì mai mái…Nhưng, không sao! Đối với  ông, “thẩm mỹ” là chuyện vặt. Sự nghiệp phải đặt lên trên tất cả! Ông sẵn sàng  chấp nhận mọi thứ.


Thằng Tuấn đì đẹt mãi mới qua hết phổ thông, ông cho nó sang Anh quốc du học.  Với cái đầu đặc sệt những ăn chơi phóng đãng của nó, còn đâu chỗ để nhồi nhét  kiến thức. Nó tụ tập với mấy đứa con nhà đại gia, lê la khắp các quán bar, vũ  trường, với những cuộc truy hoan thâu đêm suốt  sáng, với những vỉ thuốc lắc gây  ảo giác cuồng loạn coi cuộc đời chỉ bằng một mắt kính Gucci và tiền Đô không hơn  gì tờ bạc âm phủ. NhữngVòng xoáy cứ thu nhỏ dần, nhỏ dần rồi hút nó xuống những  hang hốc của ma tuý lúc nào không biết. Một lần, tranh giành gái gú ở quán bar,  nó đã choảng một thanh niên sở tại bươu đầu sứt trán, bị bắt vào đồn cảnh sát và  bị tống cổ về nước.


Sau cái lần nó dí dao vào mặt ông đòi tiền, cực chẳng đã ông đã phải tống nó  vào trại cai nghiện. Ở trong trại nó được hưởng tiêu chuẩn đặc biệt, Được hơn  một năm tưởng đỡ, nào ngờ khi ra nó lại nghiện nặng hơn. Ông tống nó đi cai lần  thứ hai, lần này không đươc hưởng ưu đãi gì hết. Thiếu thuốc người nó quắt lại  như bộ xương khô. Vợ ông rít lên, gầm lên bảo ông không thương con, bà vẫn lén  lút gửi thuốc vào cho nó. Ban quản lý trại quá nể bà.


Một lần sốc thuốc nó đã bị chết trong trại. Nhận được tin báo, ông bà đánh xe  con vào. Khi lật tấm ráp phủ, thằng con quắt queo xám ngắt. Ông chết đứng, nước  mắt ngược vào trong xót xa quặn thắt lại. Cũng là nỗi đau một lúc còn hơn. Âu  cũng là thoát cái nợ đời.


Ông bà có trần một mống con. Cứ như cái cây, bói được mỗi một quả mà lại là  quả chua, quả đắng, quả thối. Ông buồn chán đi tối ngày, khi về người nhão ra vì  những buổi tiệc tùng chiêu đãi. Quẳng cho vợ những phong bì dầy cộp, ông đổ  xuống giường mê man mộng mị.


Ông buồn chán tất cả. Nhà lầu xe hơi để làm gì!? Địa vị danh vọng để làm  gì…!? Trước mắt ông chỉ còn một màu không sáng, không tối, nó nhạt toẹt luễnh  loãng như nước hến luộc để lâu ngày.


Tuổi trẻ của ông luôn đầy ắp ước mơ hoài bão. Mối tình đầu của ông, trong  sáng, thánh thiện. Ông đã để vuột mất tình yêu thiêng liêng ấy, đuổi theo một  hình bóng ảo ảnh rực rỡ chói chang, khiến ông không mở nổi mắt. Ông như kẻ mù  loà sờ sẫm…cứ ngỡ tưởng mình đang đi trên thảm đỏ đầy hoa.


Từ hôm ông ra thăm cậu em, sáng nào ông cũng ra đây ngồi. Ngoài tiền cốc  café, bao giờ ông cũng boa  cho cô nhân viên mười ngàn, gọi là trả thêm cho cái  không gian yên tĩnh ông đã ngồi hàng tiếng đồng hồ. Ông ghét sự ồn ào. Hay là  cuộc sống của ông trước kia đã quá  nhiều ồn ào. Những ồn ào thơn thớt không  thực lòng, đầy toan tính và đối phó.


Ngoài trời đổ cơn mưa rào. Những cơn mưa bất chợt của đất Hạ long Vài tia  nắng còn sót lại vống lên qua những làn mưa xiên xiên. Ông lơ đãng nhìn trời  mưa,bất động im lìm như một pho tượng bị thời gian phủ rêu. Trước đây, ông cô  đơn giữa đám đông người, bây giờ hết thời đám đông tản ra, ông càng thấy cô đơn  hơn, nhưng là một sự cô đơn dễ chịu. Ông chấp nhận sự cô đơn ấy. Tìm một người  thực sự đồng cảm với mình đâu phải chuyện dễ.


Lắm lúc ông tự hỏi: Niềm vui còn lại của mình là gì?


Ăn ư? Chơi ư? Ăn thì được bao nhiêu với bệnh máu nhiễm mỡ của ông. Mà cũng  chả thiết! Của ngon vật lạ ông đã nếm cả, hỏi còn thiếu thứ gì? Chơi ông càng  ngán! Ông đã từng công du Tây-Tàu đủ cả. Những trò du hí trên cõi đời trần tục  này ông đều trải qua. Bây giờ sức tàn lực kiệt với bệnh tim mạch còn ham hố nỗi  gì!? Thi thoảng mấy ông bạn già gặp nhau, ông cười đấy, nói đấy nhưng trong lòng  luôn trĩu nặng nỗi buồn.


Khi máy bay chuẩn bị đáp xuống sân bay Vân đồn ở trên nhìn xuống, xe hơi nhà  lầu hệt như đồ chơi con nít, dòng người bé tí tẹo giống như đàn kiến lăng xăng  đi lại. Ông thấy cợn lên trong lòng. Trái đất quá nhỏ bé. Kiếp người quá nhỏ bé.  Thế mà còn chiến tranh, bão lụt, sóng thần, động đất, rồi bon chen, giành giật,  kèn cựa, ghen ghét…Để mà làm gì? Để mà làm gì khi ta không có được tí ti của  lòng nhân ái? Để suốt đời ta phải đeo đẳng một cái tâm bấn loạn cho đến lúc trở  về cát bụi.?


Tai ông ong ong như ngàn đám côn trùng rả rích.Những âm thanh rít lên của bà  vợ: “ Chị Tư gọi điện bảo. Lô đất ở Đ. Ông đã nhận rồi, sao bây giờ lại trả  lại?”-“Không nuốt trôi được thì phải nhả ra chứ sao!”- “Tại sao lại không  trôi!?”-“Dân người ta kiến nghị, tương cả lên báo rồi kia kìa!”.Bà thở dài đánh  thượt, môi trề ra: “Đúng là vừa đái vừa nhòm. Vụ ở H., ở Y., dân nó kiến nghị ầm  ầm, có sao đâu! Chó sủa việc của chó. Mình đi việc của mình!”. Đúng là đồ đàn  bà, đái không qua nổi ngọn cỏ. Ông gắt lên: “Bà cứ ngồi đấy mà phán. Chuẩn bị  kiểm kê tài sản từ cấp huyện ngược lên. Lo chống đỡ đi là vừa.”


Bà vẫn lải nhải. Cái giống đàn bà nói dai. Nào là bảo ông không thức thời,  không nhanh nhậy, không biết đường tranh thủ…Bà vẫn lải nhải những âm thanh nghe  mòn vẹt cả tai. Đầu ông ong ong như cả đám côn trùng rả rích.


Trời tạnh mưa. Ông rời quán café bước ra đường. Không khí đẫm hơi nước. Thấy  còn sớm, ông thủng thẳng bước đi dạo phố. Hạ Long lộng lẫy nhưng cuộc sống gấp  gáp. Ông cảm thấy dư thừa đi nép vào bên hè. Bước chân vô định cứ đưa ông đi  hoàn toàn không ý thức…


Khi đi qua một ngôi chùa có đông người ra vào, ông hỏi người bán hoa ở cổng,  được biết hôm nay là ngày Phật đản. Ông rẽ vào trong chùa. Không gian ngát mùi  hương, tiếng mõ đều đều trộn lẫn tiếng rầm rì đọc kinh của các tín đồ. Ông vịn  tay vào đôi rồng đá nhìn lên. Cánh cửa Tam Bảo  dán tờ giấy ghi rõ lời Phật dạy  “Cuộc đời không sẵn tội lỗi khổ đau. Chỉ có con người tạo ra khổ đau tội lỗi.”  Điều này không lạ đối với ông. Nhưng ở đây, giữa không gian từ bi hỉ xả của Phật  Thích Ca, Phật Bà Quan Âm và các vị Bồ Tát, của Ông Ác, Ông Thiện, của thập điện  Diêm Vương với những khuôn mặt thành kính của các tín đồ đang sám hối đầy vẻ  hướng thiện. Ông thấy triết lí nhà Phật mới đúng làm sao! Ông đứng lặng người  đi…


Từ trong Tam Bảo, người đàn bà mặc áo màu gụ bước ra. Trông bà ta quen quá.  Ông định thần nhìn lại. Đúng rồi! Cặp mắt ấy…khuôn mặt ấy…Khi bà ta đến gần, ông  bàng hoàng, sững sờ, miệng lắp bắp: Huệ…! Có phải Huệ không!? Bà ta ngước lên  nhìn ông, thoáng chút ngỡ ngàng, rồi lạnh lùng: Ông nhầm rồi…, tôi không phải là  Huệ!  Bà quay người rảo bước, ông nhoài theo nắm cổ tay bà: Huệ…! Tôi đây  mà...Thân đây! –Bà hất nhẹ tay ông. Ông lảo đảo, ngực đau thắt lại, tai ù đi,  người run lẩy bẩy. Người đàn bà thấy vậy quay lại, dìu ông đến ghế đá ở góc  chùa.


Qúa khứ cách đây hơn 30 năm bà đã chôn vùi nay sống lại…


Hồi đó bà là một thiếu nữ ngoài 20 tuổi. Tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa sống.  Huệ là nhân viên phòng y tế Huyện. Thân là bộ đội xuất ngũ, làm cán bộ chuyên  trách. Cô thanh niên xung phong dáng người thon lẳn, mái tóc ngang vai, khuôn  mặt luôn sáng lên vì nụ cười. Anh cán bộ đẹp trai nhanh nhẹn, dáng dong dỏng,  mũi cao và cặp lông mày đậm. Hai người yêu nhau. Tình yêu trong sáng của mối  tình đầu luôn thánh thiện như vườn  hoa thơm đầy ắp tiếng chim. Thời gian ríu  rít trôi, xuân qua hạ tới.


Được hơn một năm, Thân chuyển công tác lên tỉnh. Trước khi đi, đêm đó Huệ nép  vào người Thân trên chòi đê lộng gió, nghe rõ tiếng lòng nhau thổn thức cùng dư  âm của dòng sông như hoà quyện thành bản giao hưởng  tình yêu giữa miên man trời  đất……


Hai tháng sau, Huệ thấy trong người khang khác. Gọi điện báo cho Thân biết.  Anh bảo, nếu trót bị, em phải đi giải quyết hậu quả. Huệ len lén đến bệnh viện  phụ sản. Bà bác sĩ khám rồi bảo “Cô có vấn đề về buồng trứng. Nếu nạo hút sau  này sẽ vô sinh!”. Huệ bàng hoàng chới với. Cô đã ngược lên Tỉnh, tìm đến cơ quan  của Thân. Anh đã lần khân, chần chừ, mãi mới ra gặp cô. Hai người ra quán café  ngồi. Mặt Thân sưng lên:


-Đã bảo ở nhà “giải quyết”! Tiền nong mượn tạm anh Tư. Còn mò lên đây làm  gì!?


Huệ cố nuốt cục nghẹn vào trong:


-Em đã đến bệnh viện…Bác sĩ bảo… nếu nạo sau này sẽ không có con…


Thân thấy người gai lên. Một lúc sau, khẽ gắt:


Hoàn cảnh bây giờ không cho phép. Bắt buộc phải cho ra thôi! Sau này…sau này  khoa học phát triển. Tình hình sẽ khác…


Huệ cúi gằm mặt. Thút thít khóc. Thân rít lên qua kẽ răng:- Trời ạ! Lại còn  khóc nữa. –Anh móc ví lấy tiền- Em cầm lấy, về giải quyết ngay! Chuyện con cái  tính sau!


Huệ ngẩng lên, nhìn thẳng vào khuôn mặt vô cảm của Thân. Cũng khuôn mặt ấy,  cô đã từng ôm ấp tin tưởng nay tanh lạnh hững hờ.


Huệ vung tay hất mạnh, mấy đồng bạc văng ra. Cô đứng thẳng dậy, ném cái nhìn  khinh bỉ vào mặt Thân.


Cô không thể chấp nhận thái độ tàn nhẫn này được. Nó sẽ cướp đi cái quyền làm  mẹ của cô. Cái quyền  bất kỳ người phụ nữ nào trên đời này đều mong muốn. Dù có  phải hứng chịu những xỉ vả lăng nhục của dư luận và muôn vàn thách đố nghiệt ngã  của mưu sinh.


Huệ quay phắt người, bước ra khỏi quán.


Cô đã lang thang suốt đêm với hai dòng nước mắt hoà lẫn vào cơn mưa phùn cuối  đông.


Huệ đã ốm bệt cả tuần lễ. Cả tuần lễ cũng không hề có tin tức gì của Thân. Đã  có lúc Huệ nghĩ đến quên sinh. Chỉ một vốc thuốc ngủ thôi, cô sẽ vĩnh viễn ra đi  khỏi cõi đời bạc bẽo này…


Huệ đã đáp chuyến tàu tốc hành ra thành phố Hạ long nơi bà dì ruột cô  đang ở. Nhà dì có hai mẹ con. Chồng dì đã mất 


Hàng ngày Huệ đi thu lượm ve chai, bán nước sinh tố, bán bánh mỳ dạo. Bụng  chửa vượt mặt vẫn bươn trải, lê mòn gót trên vỉa hè hạ Long Đến nỗi bà dì phải  bảo:- Bụng to thế, nghỉ ở nhà đi cháu. Mắc mớ gì mà phải lặn lội, nhỡ ốm ra đấy  thì khổ. Huệ bảo:- Cháu nghỉ ở nhà lại ốm thêm. Đi lại cho dễ sinh. Bà dì nhìn  cháu ái ngại:- Tổ cha cái thằng Sở Khanh…-Huệ ngắt lời dì, thảng thốt:- Người ta  lỗi một, thì cháu lầm mười dì ơi.


Đến ngày đến tháng. Huệ đã sinh nở một bé trai kháu khỉnh.


Khi con lớn khôn có hỏi về bố. Huệ giấu nước mắt vào trong, bảo bố đã chết  khi con còn trong bụng mẹ. Huệ đã đào sâu chôn chặt. Và thực lòng, cô cũng coi  Thân như không có trên đời.


Thằng con phận nghèo nhưng được cái sáng dạ. Học giỏi, lại chịu thương chịu  khó. Ngoài giờ học, nó phụ giúp mẹ đẩy xe hàng khắp hang cùng ngõ hẻm. Những lúc  Huệ trái nắng giở giời, nó thay mẹ đi bán bánh mỳ dạo, lóc cóc đạp xe đi thu mua  phế liệu. Nó là niềm an ủi duy nhất của Huệ. Trái tim cô đã khép kín để dồn tất  cả hơi ấm còn lại cho con.


Năm tháng vật vã mưu sinh…


Chẳng mấy chốc con trai Huệ đã học hết lớp 12. Nó học một lèo không bị đúp  năm nào. Được vào thẳng đại học. Nó đã tốt nghiệp đại học Luật với bằng ưu. Hiện  đang là luật sư cho một công ty nước ngoài.


Cho đến hôm nay. Gặp lại Thân trong lễ Phật đản giữa đất Hạ long này. Mái tóc  của ông đã ngả sang màu sương bạc. Khuôn mặt bà đã hằn rõ vết nhàu nhĩ của thời  gian. Cuộc gặp bẽ bàng bà không hề mong đợi. Ông nhìn bà, đôi mắt nghèn nghẹn,  nói như hụt hơi:


-Tình hình của Huệ…Huệ bây giờ ra sao...? Tôi…tôi đã dò tìm…


- Tình hình gì cơ?- Bà lơ đãng hỏi lại.


- Tình hình…- Ông thấy như nghẹt thở, húng hắng ho, rồi tiếp- Dạo ấy…ấy…Huệ  có đi…đi “ giải quyết” không..?


Bà lặng thinh. Trong lòng nhói đau. Nếu nghe lời Thân thì không hiểu bây giờ  mình thế nào? Có thể sẽ lấy một ông chồng khác. Có thể cuộc sống sẽ nhàn hạ hơn,  sung sướng hơn. Nhưng cô độc! Nỗi cô độc khủng khiếp của người đàn bà không con  cái! Tất cả những đùa cợt của số phận bà đã chấp nhận. Bà đã chấp nhận nuôi con  một mình mà không hề có một tình yêu thứ hai. Bà đã quên ông từ lâu. Mà cũng  chẳng phải nhớ làm gì…


Nhưng bây giờ gặp lại. Khi cả hai đã vào tuổi xế chiều, bóng bảng lảng của  hoàng hôn chẳng mấy chốc sẽ vụt tắt. Bà như cảm thấy còn một sợi dây vô hình  chằng chéo giữa hai người. Sợi dây ấy càng thít chặt hơn giữa ông và thằng con,  tuy mỏng manh nhưng dù sao vẫn là tình phụ tử, vẫn là giọt máu của ông để lại.


Khi ông cất tiếng gọi. Bà đã tảng lờ quay đi. Nhưng thấy ông lảo đảo muốn  ngã, lòng trắc ẩn trong bà không đừng được. Vẻ mặt u uẩn và cặp mắt hùm hụp già  nua của ông không dấu nổi nỗi buồn chán. Nếu dấu ông. Bà sẽ không được thanh  thản khi về nơi chín suối…


Ông lập cập ngồi bên cạnh bà. Người rũ xuống và đôi mắt mù sương.


Tự nhiên lòng bà se lại. Từ trong sâu thẳm trĩu nặng tuôn trào ra những giọt  nước mắt.bà dìu ông đi trong tia nắng cuối chiều.


                Dương Văn Cường

475 Nam Tân Nam Khê Uông Bí Quảng Ninh 

0943006408

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024


 Nhà máy điện 110MW Uông bí vẫn chạy tốt xong do luật môi trường phải ngừng hoạt động,400 công nhân dư thừa phải đi dọn vệ sinh ,vớt dầu,chuyển nhà máy khác,về hưu,còn một số chưa biết về đâu,thật tiếc khi đất nước còn nghèo mà phá bỏ nhà máy trị giá hàng nghìn tỷ vẫn còn tốt.


TIẾC NHÀ MÁY CŨ


Em ơi sắp sửa giao thừa

Không còn nhà máy đốt vừa sang xuân

Vớt dầu rét lán công nhân

Lòng ta buồn lắm phân trần qua loa

Nơi nào sẽ đón em qua

Đi vào Duyên Hải hay là vệ sinh

Dập dồn tiếng búa công trình

Xây nhà máy mới để mình có lương

Để em đi hết con đường

Giao thừa nhà máy ,đời thường đón xuân

Sắp về hưu chậm bước chân

Tiếc nhà máy cũ muôn lần em ơi


thơ:Dương văn Cường

Uông bí :26/1/2015

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

 NGẮM HOA


Ngắm bình hoa đẹp ngẩn ngơ

Xôn xao hương bưởi tình thơ la đà

Bâng khuâng trong ánh chiều tà

Đời còn là một bài ca nghĩa tình



Thơ: Dương văn Cường

Uông bí 19/3/2016

 CHIẾU CHỈ

Trăm mười phải chết trăm mười ơi

Chỉ thiếu bốn niên sáu chục rồi*

Dáng vẫn thanh tao thần vẫn sáng

Thư sinh hoạt bát sắc còn tươi

Văn chương sự nghiệp tình Nga -Việt

Anh hùng một thưở chẳng phải chơi

Tận tụy với đời... đời chiếu chỉ

Thân mày chỉ sống được vậy thôi.


Dương Văn Cường

Uông bí:19/3/2017

*(Nhà máy điện 110MW uông bí khởi công ngày:19/5/1961)