" ĐƠM CÁ "
Đơm cá, một hình thức đánh bắt, của người dân vùng chiêm trũng.
Dụng cụ là những tấm lưới. Thưa hay dầy, phụ thuộc vào mục đích.
Loại thưa, dùng đơm cá lớn. Loại dầy, đơm cá bé, tôm tép.. Lưới được thiết kế hình chóp, trên to dưới nhỏ.
Lưới chắn ở những nơi nước chảy. Cá trôi theo dòng nước, tuột và đọng lại đáy lưới.
Sôi động mùa đơm cá, thường vào tháng bảy, tháng tám, mưa nhiều.
Nhớ những ngày đơm cá Rô Bưởi (*).
Sau những trận mưa lớn, nước dồn về. Bọn tôi, đưa lưới cắm vào cống.
Từng đàn Rô, lúc nhúc ăn mồi, nhào lộn trên mặt nước, rộng như cái nia, chiếc chiếu. Chúng bơi theo dòng chảy, rồi trôi vào lưới.
Cá xuống nhiều, nhất là về trưa. Trời càng nắng nóng, cá đi càng dầy. Chừng nửa, hoặc một tiếng gì đó, phải đổ. Mỗi mẻ, ít ra cũng hàng cân, nhiều thì vài cân.
Khi đổ, một tiếng xòa, cả bầy cá nhảy lao xao. Phơi ra một màu trắng xanh, đẹp mắt.
Thường những đợt mưa, mỗi nhà cũng được vài chục cân. Có gia đình như Bác Tư Rỗ, phải cở tạ, hoặc vài tạ. Vì Bác chiếm giữ được Cống "yết hầu". Nơi tập trung các tía cá đi.
Sản phẩm Rô Bưởi, rất khó chế biến, thường muối mắm, hoặc phơi khô, để dành, khi thức ăn khan hiếm.
Việc mưu sinh, ngoài thành quả niềm vui, là những rủi ro, buồn phiền. Thậm chí cả những cái giá phải trả, rất đắt.
Nhớ như in, tối hôm ấy, tôi đơm cống dưới, Bác Tư Rỗ đơm cống trên. Chừng nữa đêm gì đó, từ phía Bác Tư nghe tiếng Ứ Ứ. Tôi gọi, ko thấy trả lời. Đi vòng đến chỗ Bác. Trước mắt, một cảnh tượng, phát sợ: Tư Rỗ quằn quại trên thành cống, người lấm lem bùn đất, mặt tím tái, miệng sùi bọt mép, mắt trắng chợt.
Bên cạnh, xác con Hổ Mang, bị băm nát, máu lênh láng.
Thôi chết, bị nó cắn rồi.
Tôi la lên, và gọi cho mấy người trong xóm cùng đơm quanh đó.
Mọi người xúm lại, khênh Bác về.
Ko kịp tới thầy thuốc. Bác đi ngay sau đó.
Tư Rỗ chết. Cống "yết hầu" ko ai dám đơm cả. Những lời truyền miệng, đồn thổi, nghe đến khiếp. Đêm đêm, người ta vẫn thấy Tư Rỗ bận quần áo trắng toát, đầu tóc rủ rượi, ngồi thu lu trên cống.
Ko biết sự thật thế nào. Nhưng những đêm, về khuya, ngồi gác đơm. Giật mình, mỗi khi nghe tiếng oác oác, của loài chim lợn bay qua.
Một cảm giác gai gai, rờn rợn, trong mình.
Như vô thức, mắt đảo vội về phía Cống "yết hầu"- nơi Bác Tư gặp nạn..
..................