TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG PHÁO BINH
Ngày 29-6-1946, tại sân Vệ Quốc đoàn Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn pháo binh Thủ có đô gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh. 20 giờ 30 phút ngày 19/12/1946, Pháo đài Láng nổ phát súng đầu tiên, mở đầu toàn quốc kháng chiến. Ngày 29/6/1946 với việc thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô đã trở thành ngày truyền thống của Binh chủng Pháo binh Anh hùng.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng pháo binh được huy động ở mức cao nhất để chi viện hỏa lực cho các đại đoàn, đánh phá trận địa pháo binh, kiềm chế sân bay, diệt lô cốt, hỏa tiễn địch. Sau chiến dịch, lực lượng pháo binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tác chiến mà Bộ chỉ huy chiến dịch đã giao. Thành tích và chiến công của pháo binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu một bước phát triển tương đối hoàn chỉnh về nghệ thuật sử dụng pháo binh trong cuộc kháng chiến chống Pháp; mở ra những vấn đề lớn đầu tiên để xây dựng và biên soạn một học thuyết về nghệ thuật quân sự sử dụng pháo binh Việt Nam.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, bảo vệ biên giới phía bắc binh chủng pháo binh luôn phát huy truyền thống “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi bắn trúng” của Binh chủng Pháo binh anh hùng. Trong đó, chiến công mang dấu ấn sâu sắc nhất là trận tập kích sân bay Biên Hòa đêm 31-10-1964 là cột mốc đánh dấu cho lối đánh độc đáo: Bí mật thọc sâu, tập kích, rút lui an toàn.
Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975, binh chủng pháo binh đã tham gia nhiều trận đánh hay, đạt hiệu suất chiến đấu cao .với các nhiệm vụ bắn chi viện cho các đơn vị, bắn chặn đường rút quân của địch, bắn phá các trận địa pháo binh địch, chế áp các sở chỉ huy địch, bắn phá các kho tàng, sân bay, bến cảng, đập tan ý đồ co cụm, lập tuyến phòng thủ mới và kế hoạch chi viện của địch, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc 30/4/1975 và giải phóng hoàn toàn người dân căm phu chia khỏi ách diệt chủng của pôn pốt.
Đối với chúng ta những người lính thuộc binh chủng pháo binh có nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía bắc.chúng ta đã hợp đồng tác chiến chiến chiến đấu với đội quân xâm lược tàn ác dã nam nhất của bọn bành trướng trung quốc
Rạng sáng, ngày 17/2/1979, tên đồ tể Đặng Tiểu Bình đã xua hơn nửa triệu kiêu binh, tràn qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
Với luận điệu côn đồ: "phải dạy cho Việt Nam một bài học", và quân lệnh tàn bạo “tam quang” (ba sạch): “giết sạch, đốt sạch, cướp sạch!”. Chúng đã thổi bùng cơn lửa lốc máu!
Lũ quân độc dã nam điên loạn giết, hiếp, cướp, phá! Gieo thảm cảnh kinh hoàng, suốt dọc dài biên nước Việt.
Sau một tháng động binh (17/2– 18/3), chúng đã để lại một hậu quả kinh hoàng:
•Hơn 10 vạn quân, dân ta, phải hy sinh, đổ máu.
•3,5 triệu người dân vùng biên, bị cuốn vào cơn lốc binh lửa. Một nửa trong đó, nhà cửa, tài sản bị huỷ hoại hoàn toàn!
•Tàn phá: 320 xã, 735 trường học, 428 bệnh viện, bệnh xá, 41 nông trường, 38 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ, 600.000m2 nhà ở, 80.000 ha hoa màu. Cướp, giết 400.000 gia súc...
•Đặc biệt, thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường (Lào Cai), bị chúng huỷ diệt, san phẳng hoàn toàn!…
Cuộc xâm lăng tàn bạo, vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của quân, dân ta. Thêm sự run hãi, trước lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước Việt Nam, ban bố vào sáng 5/3/1979
Ngay trưa 5/3, chúng phải tuyên bố rút quân!
Thấm đạo đời nhân nghĩa, chúng ta không truy kích, mà mở đường hiếu sinh.
Nhưng, lợi dụng ta ngưng súng, chúng lại cuộn cơn bắn giết, tàn phá, điên cuồng trước khi quay đầu về nước. Độc hiểm hơn, chúng vừa lui binh, vừa cài mìn vào mỗi cửa nhà, góc phố, để gây hiểm hoạ lâu dài.
Lần nữa mãi, đến ngày 18/3, chúng mới rút một phần kiêu binh về nước. Một số đông khác (12 sư đoàn), vẫn bám giữ biên giới, nuôi kế hậu chiến.
*
Cuộc cuồng binh, lâm thế bại trận, phải sấp mặt về nước. Nhưng chúng vẫn càn quấy biên giới, suốt 10 năm sau đó. Bằng những đợt, trận gây hấn, lấn chiếm, tàn phá, huỷ diệt khốc liệt.
Tâm điểm là 6 cuộc xung đột lớn:
- Tháng 7/1980, 5/1981, 4/1983, 4/1984, 6/1985, 12/1986-1/ 1987.
- Và, một cuộc lấn chiếm biển đảo 3/1988 (chiếm đảo Gạc Ma).
Trong thời gian này, chúng đã dùng biên giới, thay phiên nhau tập trận, cho hàng triệu binh lính. Như pháo kích, lấn chiến, tàn phá, càn giết…
Khốc liệt nhất, chúng đã dội hàng triệu quả đạn pháo xuống vùng biên (chỉ riêng cứ điểm Vị Xuyên, Hà Giang đã hứng chịu 1,8 triệu quả) gây thảm hoạ lớn cho quân, dân ta.
Suốt 10 năm (1979- 1989), lại thêm cả vạn đồng bào, chiến sĩ ta, phải đổ máu, hy sinh...
Kẻ thù Phương Bắc, cầm đầu là tên Đặng Tiểu Bình ác quỷ. Đã tức tối, bởi Việt Nam, đã giúp căm pu chia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, do TQ bảo trợ.
Mặt khác, quyết làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất. Chúng đã điên cuồng, dấy cơn lốc lửa phát xít!
Cơn cuồng chiến xâm lăng tàn bạo, đã gieo rắc nỗi đau thương, thảm khốc ngút trời, vô tận!
Đã phơi lộ tận đáy tâm địa tàn độc của kẻ thù truyền kiếp Phương Bắc!
Cuộc vấy máu kinh hoàng này, sẽ ngàn đời khôn rửa. Mối quốc hận này, sẽ muôn đời, muôn kiếp không tan!
Mà tất cả chúng ta đã chứng kiến và ít nhiều sống và chiến đấu trong giai đoạn lịch sử ấy
Cuối cùng nhân kỷ niệm 76nămngày truyền thống binh chủng pháo binh 29/6/1946-29/6/2022
Và 26 năm ngày thành lập hội cựu quân nhân 454
30/61996-30/6/2022
Tôi xin chúc các đồng chí mạnh khỏe,hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét