Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

BÀN VỀ LUẬT BÙ TRỪ


Mở đầu truyện Kiều, Nguyễn Du đã nêu lên thuyết tài mệnh tương đố:


“Trăm năm trong cõi người ta


Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”


Ngay cả ông trời cũng cò đố kỵ, ghen tuông với chính vạn vật mà mình tạo ra:


“Tinh hoa phát tiết ra ngoài


Nghìn năm bạc mệnh một đời tài hoa”


Dân gian ta cũng ngộ được luật bù trừ. Thấy “phúc là chỗ nấp của hoạ, hoạ là chỗ nấp của phúc” nên đã viết:


- Hồng nhan đa truân.


- Hồng nhan bạc mệnh.


- Ngu si hưởng thái bình


- Đen bạc đỏ tình.


- Ăn cơm với cáy ngáy o o, ăn cơm với thịt bò lo ngay ngáy.


- Mèo mù vớ cá rán.


- Dao hai lưỡi.


- Yêu nhau lắm cắn nhau đau.


- Ghét của nào trời trao của ấy.


Hiểu được luật bù trừ, dân gian thanh thản:


“Có bao nhiêu kẻ yêu ta


Kẻ ghét đếm đủ cũng là bấy nhiêu


Khi biết ghét cũng là yêu


Ân oán sẽ hết, mọi điều sáng trong”


Người có tài, có hoạ. Con chim chết vì bộ lông đẹp. Con hươu, con nai chết vì thịt thơm ngon, “mỹ nhân bạc mệnh”, “hồng nhan đa truân”, “ngu si hưởng thái bình”, “thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, kẻ nghèo khổ “ăn cơm với cáy ngáy o o, ăn cơm với thịt bò lo ngay ngáy’. Vua ngủ với cung tần mỹ nữ trong màn loan chướng huệ không sướng hơn gì kẻ ăn mày ngủ với nhau nơi đầu đường xó chợ. Trạng Quỳnh bắt nhà vua nhịn đói gần chết, nên khi cho ăn món mầm đá thấy ngon hơn sơn hào hải vị.


Hoạ phúc luôn bù trừ nhau như truyện “Ngựa tái ông”: lần thứ nhất mất ngựa tưởng hoạ, lại thành phúc vì con ngựa cái rủ ngựa đực về thành đôi. Được ngựa là thành hoạ, vì anh con trai cưỡi ngựa lại bị đá què chân. Cũng vì đá què chân, anh con trai không bị đi lính. Trong khi đó trai làng đều bị chết trận.


Luật bù trừ là công bằng tuyệt đối. Cái áo cuối cùng loài người mặc không cần có túi để mang theo danh vọng và tiền tài xuống âm phủ:


“Áo quan không túi không quần


Mặc đều vừa vặn không cần số đo”


Con người trần truồng ra đời, rồi cũng trắng tay ra đi:


“Vua Ngô 36 cái tàn vàng


Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì


Chúa Chổm uống rượu tì tì


Chết xuống âm phủ chẳng có gì mà mang”


Tỉnh say, sống chết, buồn vui chỉ là một hằng số, chỉ vì không hiểu luật bù trừ nên có nhiều người sinh mê lú.


Cái chết, đó là sự công bằng, sự bù trừ tuyệt đối của tạo hoá. Hãy ngắm những ngôi mộ bầy ra như hộp lịch ta sẽ thấy hết tánh không của bù trừ.



-Dù ko phải là người mê tâm.Nhưng tui thấy hình như tạo hóa xếp luật bù trừ cho con người và vạn vật là có cơ sở...tỉ như những cây họ cỏ(thảo) tuy bé nhỏ yếu ớt nhưng chúng có sức sống chịu khắc khổ và khả năng tái sinh kì diệu


còn con người  sống cùng lao động nặng nhoc..khiêm nhường lại có sức đề kháng tốt.


Xưa dân gian đã có câu: cái nết đánh chết cái đẹp..hay: tốt gỗ hơn tốt nước sơn..vv mà trong văn học hiện thực đã đê cập


Chị Dâu-ngô Tất Tố(đại biểu cho tầng lớp nông dân nghèo sống đẹp cả nội tâm và thể chất


-Thị Nở-Nam Cao...(đại diên cho 1 tầng lớp PN khiếm khuyết..nhưng bù lại = tình người với bát cháo hành thơm muôn thuở...


Bây giờ thì sao?...giữa thời buổi tiền lên ngôi...ai dám chắc là ng đàn bà xấu xí  nào cũng tốt nết?...


Ai dám chắc rằng ng đàn bà dẹp khỏe mạnh như chị Dậu  mãi chân tình với anh chồng củ mỉ nghèo khó của mình...?


định luật-có nọ mất kia...vẫn còn hiện thực không đây?...








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét