CÔN SƠN
Côn sơn đỉnh núi thật là cao
oán tiếng thông hờn gió vẫn chao
Vần thơ Nguyễn Trãi lời tâm tự
Sáng đến muôn đời tựa ánh sao
thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014
ĐỪNG TRÁCH AI
ĐỪNG BAO GIỜ TRÁCH MÓC BẤT KỲ AI TRONG CUỘC SỐNG CỦA BẠN
Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc…
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm…
Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học…Và… người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.
Đừng hứa khi đang… vui !
Đừng trả lời khi đang… nóng giận !
Đừng quyết định khi đang… buồn !
Đừng cười khi người khác… không vui !
Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe !
Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi.
Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta.
Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.
Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.
Đừng lo lắng nhiều quá về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.
Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.
Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.
Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.
Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?
Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.
Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.
Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.
Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn…
Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.
Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”.
Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.
Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thường xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.
Và nhất là biết trân quý những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ nữa... họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình… không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!
Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp
DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc…
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm…
Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học…Và… người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.
Đừng hứa khi đang… vui !
Đừng trả lời khi đang… nóng giận !
Đừng quyết định khi đang… buồn !
Đừng cười khi người khác… không vui !
Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe !
Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi.
Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta.
Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.
Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.
Đừng lo lắng nhiều quá về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.
Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.
Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.
Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.
Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu)?
Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêm.
Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.
Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.
Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn…
Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.
Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”.
Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.
Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thường xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm tràn trề sức khỏe.
Và nhất là biết trân quý những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ nữa... họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình… không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!
Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp
DƯƠNG VĂN CƯỜNG
BÁI ĐÍNH
BÁI ĐÍNH
Trời cho đất ở đẹp yên lành
Nhân chứng Minh Không tác hợp thành
Hùng vĩ uy linh ngời Bái Đính
Ninh Bình đất thánh rất lừng danh
Trời cho đất ở đẹp yên lành
Nhân chứng Minh Không tác hợp thành
Hùng vĩ uy linh ngời Bái Đính
Ninh Bình đất thánh rất lừng danh
Chẳng biết từ ngày phật hóa thân
Rừng cây thay lá biết bao lần
Dưới gốc bồ đề bao quan chức
Tên nối cùng tên xuân nối xuân
Tượng đứng hai hàng mãi chẳng già
Trăm năm rung động nét tài hoa
Mắt người ai thấy dung nhan phật
Mà tự tay người phật hiện ra
thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Rừng cây thay lá biết bao lần
Dưới gốc bồ đề bao quan chức
Tên nối cùng tên xuân nối xuân
Tượng đứng hai hàng mãi chẳng già
Trăm năm rung động nét tài hoa
Mắt người ai thấy dung nhan phật
Mà tự tay người phật hiện ra
thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014
TRĂNG RẰM
TRĂNG RẰM
là em trong vắt một thời
Chân trần bắt bướm tặng tôi bên rào
Mực mồng tơi tím khát khao
Trăng non thưở ấy siết bao chòng chành
Chuyện của em chuyện của anh
Ép vào hoa bưởi hoa chanh vậy mà
Vậy mà em vậy mà ta
Nào ai đã dám nói ra nửa lời
Lặng thầm tình cứ chơi vơi
Trăng non thưở ấy lả lơi trăng rằm
Thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
là em trong vắt một thời
Chân trần bắt bướm tặng tôi bên rào
Mực mồng tơi tím khát khao
Trăng non thưở ấy siết bao chòng chành
Chuyện của em chuyện của anh
Ép vào hoa bưởi hoa chanh vậy mà
Vậy mà em vậy mà ta
Nào ai đã dám nói ra nửa lời
Lặng thầm tình cứ chơi vơi
Trăng non thưở ấy lả lơi trăng rằm
Thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014
20/11
MỪNG 20/11
Chào mừng nhà giáo chúng ta
Thày cô trong ánh cờ hoa đón chào
Ngập ngừng đến lớp thưở nào
Lời thày cô dạy ngấm vào tim em
Cô như dải lụa tơ mềm
Thày như con sóng êm đềm đơì em
Thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Chào mừng nhà giáo chúng ta
Thày cô trong ánh cờ hoa đón chào
Ngập ngừng đến lớp thưở nào
Lời thày cô dạy ngấm vào tim em
Cô như dải lụa tơ mềm
Thày như con sóng êm đềm đơì em
Thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
BIA LUAT
BÌA LUẬT
Việt nam đất nước ma trơi
Cán cân công lí trò chơi thôi mà
Nếu bà có muốn được tha
Nhan sắc cộng với đô la nhiều nhiều
Việt nam đất nước ma trơi
Cán cân công lí trò chơi thôi mà
Nếu bà có muốn được tha
Nhan sắc cộng với đô la nhiều nhiều
MÙA ĐÔNG
MÙA ĐÔNG
Chiều mùa đông
Cây lặng thầm xơ xác
Vắt kiệt mình gom dòng nhựa ngọt ngào
Nuôi mầm xanh
Nuôi hy vọng khát khao
Cho muà xuân bừng nở cánh hoa đào
Cho mùa hạ rực trời phượng đỏ
Rồi mùa thu say trong hương qủa
Đông lại về
Lặng lẽ tin yêu
Như lòng ta đời đã về chiều
Tìm hạnh phúc
Trong tháng ngày dâng hiến
Thơ :DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Chiều mùa đông
Cây lặng thầm xơ xác
Vắt kiệt mình gom dòng nhựa ngọt ngào
Nuôi mầm xanh
Nuôi hy vọng khát khao
Cho muà xuân bừng nở cánh hoa đào
Cho mùa hạ rực trời phượng đỏ
Rồi mùa thu say trong hương qủa
Đông lại về
Lặng lẽ tin yêu
Như lòng ta đời đã về chiều
Tìm hạnh phúc
Trong tháng ngày dâng hiến
Thơ :DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014
KẾT BẠN
KẾT BẠN
Hôm nay gặp bạn cuối thu vàng
Thời gian thắm thoát tiết đông sang
Hẹn gặp Sài Gòn ngày nắng ấm
Nhận biết anh em khỏi ngỡ ngàng
Xuân Thảo Nguyên
Hôm nay được kết với bạn vàng
Cuối đời lại được gặp người sang
Hẹn em một ngày vào trong ấy
Anh chắc rằng em sẽ ngỡ ngàng
Dương Văn cường
Giá trị so chi đến bạc vàng
Cuộc đời đâu chỉ phải giàu sang
Đầy dẫy cổ kim nhiều trọc phú
Sử sách rạng danh chẳng ngó ngàng
Xuân Thảo Nguyên
Nếu em đã kết thau với vàng
Lòng anh cũng chẳng nghĩ hèn sang
Mạng đây thỉnh thoảng ta thơ phú
Sử sách về sau sẽ ngó ngàng
Dương văn Cường
Hôm nay xướng họa những chữ vàng
Thu tàn tức cảnh nhường đông sang
Thời gian rảnh rổi gieo thi tứ
Nhân thế biết đâu sẽ ngỡ ngàng
Xuân Thảo Nguyên
Hôm nay trong ấy chắc nắng vàng
Ngoài này se lạnh đông đã sang
Lá vàng trước
ngõ gieo thương nhớ
Tôi nhớ bạn thơ đến ngỡ ngàng
Dương văn Cường
Hôm nay gặp bạn cuối thu vàng
Thời gian thắm thoát tiết đông sang
Hẹn gặp Sài Gòn ngày nắng ấm
Nhận biết anh em khỏi ngỡ ngàng
Xuân Thảo Nguyên
Hôm nay được kết với bạn vàng
Cuối đời lại được gặp người sang
Hẹn em một ngày vào trong ấy
Anh chắc rằng em sẽ ngỡ ngàng
Dương Văn cường
Giá trị so chi đến bạc vàng
Cuộc đời đâu chỉ phải giàu sang
Đầy dẫy cổ kim nhiều trọc phú
Sử sách rạng danh chẳng ngó ngàng
Xuân Thảo Nguyên
Nếu em đã kết thau với vàng
Lòng anh cũng chẳng nghĩ hèn sang
Mạng đây thỉnh thoảng ta thơ phú
Sử sách về sau sẽ ngó ngàng
Dương văn Cường
Hôm nay xướng họa những chữ vàng
Thu tàn tức cảnh nhường đông sang
Thời gian rảnh rổi gieo thi tứ
Nhân thế biết đâu sẽ ngỡ ngàng
Xuân Thảo Nguyên
Hôm nay trong ấy chắc nắng vàng
Ngoài này se lạnh đông đã sang
Lá vàng trước
ngõ gieo thương nhớ
Tôi nhớ bạn thơ đến ngỡ ngàng
Dương văn Cường
TRƯỜNG CŨ
TRƯỜNG CŨ
Dấu xưa như đã hẹn ngày
Ta về trường cũ nơi này tìm nhau
Mưa bay hoa điểm mái đầu
Ruộng đồng nhà cửa sắc màu lung linh
Trường xưa mở rộng công trình
Dấu xưa còn đọng dấu tình xa xôi
Lối xưa chân bước bồi hồi
Tôi về trường cũ một thời tìm em
Đất trời như thể có men
Đầu hai thứ tóc sao em thẹn thùng
Ngày xưa không được ở cùng
Thì giờ ta cứ trùng phùng chúc nhau
Thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Dấu xưa như đã hẹn ngày
Ta về trường cũ nơi này tìm nhau
Mưa bay hoa điểm mái đầu
Ruộng đồng nhà cửa sắc màu lung linh
Trường xưa mở rộng công trình
Dấu xưa còn đọng dấu tình xa xôi
Lối xưa chân bước bồi hồi
Tôi về trường cũ một thời tìm em
Đất trời như thể có men
Đầu hai thứ tóc sao em thẹn thùng
Ngày xưa không được ở cùng
Thì giờ ta cứ trùng phùng chúc nhau
Thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014
Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014
GIAO LƯU
CHƠI THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Xướng họa Thi ca thể Luật Đường
vui cùng bạn hữu khắp muôn phương
Đồng tâm góp chữ gieo tình mến
Hợp dạ giao lời cấy nghĩa thương
Đất rộng ươm hoa càng thắm sắc
Trời cao trải nắng mãi tươi hường
Chung tay bắt nhịp câu đoàn kết
Nhớ kính người trên kẻ dưới nhường
Dương Đoàn Trọng
KHIÊM NHƯỜNG
Đam mê học hỏi luật thơ đường
Kết bạn giao lưu khắp bốn phương
Lạc tứ đừng lo không kẻ mến
Sai từ chớ sợ chẳng người thương
Mong sao chốn ấy tình luôn thắm
Ước muốn nơi đây nghĩa mãi hường
Cuộc sống tiền tài hay địa vị
Cho dù mãn nguyện vẫn khiêm nhường
Bùi Bắc Hợp
-TÌNH THƠ-----
Vào trang xướng họa luật thi đường
Bạn hữu vui vầy khắp bốn phương
Góp chữ đơm hoa hòa nỗi nhớ
Ươm vần kết trái dệt niềm thương
Ngàn lời mến gửi câu tươi thắm
Vạn ý bồi tô cảnh sắc hường
Ước nguyện chung tay cùng gắn kết
Người trên kính trọng dưới luôn nhường.
---------------------------Bút Ngọc-----------
GIAO LƯU
Trang thơ xướng hoạ của thơ đường
Xướng giỏi họa hay tiếng bốn phương
Giao lưu học hỏi nhiều người mến
Tự đắc khoe tài chẳng ai thương
Anh em cởi mở tình càng thắm
bạn hữu trao nhau chữ nghiã hường
Anh em cùng hát tình đoàn kết
Luật đúng thơ hay sống khiêm nhường
Thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Xướng họa Thi ca thể Luật Đường
vui cùng bạn hữu khắp muôn phương
Đồng tâm góp chữ gieo tình mến
Hợp dạ giao lời cấy nghĩa thương
Đất rộng ươm hoa càng thắm sắc
Trời cao trải nắng mãi tươi hường
Chung tay bắt nhịp câu đoàn kết
Nhớ kính người trên kẻ dưới nhường
Dương Đoàn Trọng
KHIÊM NHƯỜNG
Đam mê học hỏi luật thơ đường
Kết bạn giao lưu khắp bốn phương
Lạc tứ đừng lo không kẻ mến
Sai từ chớ sợ chẳng người thương
Mong sao chốn ấy tình luôn thắm
Ước muốn nơi đây nghĩa mãi hường
Cuộc sống tiền tài hay địa vị
Cho dù mãn nguyện vẫn khiêm nhường
Bùi Bắc Hợp
-TÌNH THƠ-----
Vào trang xướng họa luật thi đường
Bạn hữu vui vầy khắp bốn phương
Góp chữ đơm hoa hòa nỗi nhớ
Ươm vần kết trái dệt niềm thương
Ngàn lời mến gửi câu tươi thắm
Vạn ý bồi tô cảnh sắc hường
Ước nguyện chung tay cùng gắn kết
Người trên kính trọng dưới luôn nhường.
---------------------------Bút Ngọc-----------
GIAO LƯU
Trang thơ xướng hoạ của thơ đường
Xướng giỏi họa hay tiếng bốn phương
Giao lưu học hỏi nhiều người mến
Tự đắc khoe tài chẳng ai thương
Anh em cởi mở tình càng thắm
bạn hữu trao nhau chữ nghiã hường
Anh em cùng hát tình đoàn kết
Luật đúng thơ hay sống khiêm nhường
Thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
KIẾP NẠN
KIẾP NẠN
Đường đẹp thủ đô gái trai xinh
Đường sắt trên cao dậy sóng tình
Bỗng chốc từ trời rơi kiếp nạn
Một người lìa khỏi cõi nhân sinh
Đường đẹp thủ đô gái trai xinh
Đường sắt trên cao dậy sóng tình
Bỗng chốc từ trời rơi kiếp nạn
Một người lìa khỏi cõi nhân sinh
Sao dời vật đổi bình thành chiến
Lạc nghiệp an cư?hỡi chúng mình
Hồ hởi chen nhau về đất thủ
Ngàn năm văn hiến vẫn đinh ninh
thơ DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Lạc nghiệp an cư?hỡi chúng mình
Hồ hởi chen nhau về đất thủ
Ngàn năm văn hiến vẫn đinh ninh
thơ DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014
ĐÂU RỒI LÀNG XƯA
ĐÂU RỒI LÀNG XƯA
Cả làng không một bóng tre
Làm cơn gió thoảng trưa hè bâng khuâng
Làm cơn gió thoảng trưa hè bâng khuâng
Những cô con gái mâng mâng
Váy hồng cun cũn,câng câng nói cười
Váy hồng cun cũn,câng câng nói cười
Đường làng xoan tím thôi rơi
Xập xình nhạc Pốp thay lời hát ru
Xập xình nhạc Pốp thay lời hát ru
Giữa đêm phá cỗ trung thu
Dọc đường già trẻ lu bù rượu ngang
Dọc đường già trẻ lu bù rượu ngang
Đỏ mờ một dãy quán hàng
Bao nhiêu kẻ khó,người sang ra vào?
Bao nhiêu kẻ khó,người sang ra vào?
Nghênh ngang cổng rộng nhà cao
Gặp nhau chả gật đầu chào như xưa
Gặp nhau chả gật đầu chào như xưa
Đình làng dựa dẫm với chùa
Pháp sư xây điện,sư mua nhà lầu
Pháp sư xây điện,sư mua nhà lầu
Ruộng hoang cỏ mọc lút đầu
Người nghèo bỏ xứ,người giầu sắm xe
Người nghèo bỏ xứ,người giầu sắm xe
Đồng không một bóng cò về
Cành đa oằn nặng nắng hè chơi vơi
Cành đa oằn nặng nắng hè chơi vơi
Làng xưa yên ả đâu rồi
Người xưa đằm thắm đâu người…ngày xưa !
Người xưa đằm thắm đâu người…ngày xưa !
thơ DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014
GÀ ĐẺ GÀ CỤC TÁC
GÀ ĐẺ GÀ CỤC TÁC
Ông Chỉ làm cán bộ tài chính xã. Thời ấy, hành chính đơn giản nên các ban bệ thường chỉ một hai người phụ trách. Ông Chỉ vừa làm kế toán vừa cáng đáng thủ quỹ luôn. Các khoản thuế, khoản thu tiền hoa lợi ruộng đất, tiền hoa thủy đầm ao, sông ngòi của tập thể các cá nhân thuê nuôi cá… đều một tay ông quyền thu quyền phát. Có lệnh của chủ tịch xã ông mới giải ngân.
Người ta gọi ông là “chúa Căn cơ”! Tiền của tập thể thu được, ông xếp xặm rất cẩn thận. Các giấy tờ thu chi ông làm thủ tục kỹ lưỡng, ký cốp hai bên, hoặc ba mặt một nhời đầy đủ. Trước khi tiền sang tay, ông kiểm đi đếm lại nhiều lần, còn ngửa mặt lên mái nhà ngẫm nghĩ một lúc mới thôi. Tiền thì xặm đâu ra đấy từng loại, lẻ ra lẻ, chẵn ra chẵn, mới vào với mới, rách vào với rách… Cuối cùng ông xếp vào một cái hòm gỗ lim khá dày, khóa lại, rồi lấy dây ni lông chằng buộc xung quanh y như bác sĩ bó bột ống chân bệnh nhân, mới cất vào trong chiếc tủ đứng ba buồng. Mỗi lần nộp và chi, ông đều phải mở hai lần khóa vừa tủ vừa hòm vừa cởi dây mới lấy được tiền ra. Chùm chìa khóa bao giờ cũng xâu vào chiếc dải rút cũng bằng dây ni lông và ông đeo chặt chẽ, cặp kè thắt lưng, ngoài phủ một lần áo đại cán. Chiếc áo đại cán cũ ve cổ bám cáu ghét đen nhẻm, sờn cả các mép vạt. Ít ai ngồi cạnh ông. Nên ông thường ngồi một mình một góc, nghĩ bụng: Càng tốt! Càng ít kẻ quấy rầy, chê bôi….
Người ta gọi ông là “chúa Căn cơ”! Tiền của tập thể thu được, ông xếp xặm rất cẩn thận. Các giấy tờ thu chi ông làm thủ tục kỹ lưỡng, ký cốp hai bên, hoặc ba mặt một nhời đầy đủ. Trước khi tiền sang tay, ông kiểm đi đếm lại nhiều lần, còn ngửa mặt lên mái nhà ngẫm nghĩ một lúc mới thôi. Tiền thì xặm đâu ra đấy từng loại, lẻ ra lẻ, chẵn ra chẵn, mới vào với mới, rách vào với rách… Cuối cùng ông xếp vào một cái hòm gỗ lim khá dày, khóa lại, rồi lấy dây ni lông chằng buộc xung quanh y như bác sĩ bó bột ống chân bệnh nhân, mới cất vào trong chiếc tủ đứng ba buồng. Mỗi lần nộp và chi, ông đều phải mở hai lần khóa vừa tủ vừa hòm vừa cởi dây mới lấy được tiền ra. Chùm chìa khóa bao giờ cũng xâu vào chiếc dải rút cũng bằng dây ni lông và ông đeo chặt chẽ, cặp kè thắt lưng, ngoài phủ một lần áo đại cán. Chiếc áo đại cán cũ ve cổ bám cáu ghét đen nhẻm, sờn cả các mép vạt. Ít ai ngồi cạnh ông. Nên ông thường ngồi một mình một góc, nghĩ bụng: Càng tốt! Càng ít kẻ quấy rầy, chê bôi….
Một đêm mùa đông giá rét. Cả xóm chìm trong giấc ngủ say. Đoàng đoàng đoàng! Ba phát súng trường bỗng vang lên phá vỡ màn đêm. Tiếp theo là những tiếng hô thất thanh: Trộ... trộm… trộm… Xóm láng choàng tỉnh. Nhà nhà ngơ ngác hỏi chõ sang nhau:
-Súng nổ ở đâu thế?
-Trộm…Có lẽ súng đuổi bắt trộm…
-Không biết nó vào nhà ai ?
-Nghe như ở phía nhà ông Chỉ…
-Trộm vào nhà ông Chỉ bà con ơi…
-Nhà “chúa căn cơ” cũng mất trộm cơ à?
-Trộm gặp muôi là nó lấy chứ nó kiềng nể ai!...
Theo hướng tiếng súng và tiếng hô, mọi người kéo đến, đổ vào sân nhà ông Chỉ. Ông đang hớt hải phân bua với bà con:
-Cà nhà tôi đang ngủ trong chăn thì nó vạch cửa lẻn vào. Không ai biết. Tôi nghe được tiếng kẹt tủ, vội tung chăn dậy thì nó bỏ chạy ra ngoài ôm một cái cục khư khư. Đấy là cái hòm gỗ lim đựng tiền của xã… Thôi… thế là mất béng cái hòm…
-Thằng trộm giống ai, ông có biết không?
-Giống người chứ giống ai. Chả nhận được ra nó là thằng nào...
Ngoài góc sân, bà Chỉ đang tru tréo chửi ra ngõ:
-Cha tiên sư mả mẹ đứa nào thằng nào lẻn vào nhà bà mà ăn trộm nhớ… Mày làm hại chồng bà… Giá mày lấy cái váy thì bà … cũng cho… Đằng này mày lại lấy hòm tiền… để kỹ thế mà mày cũng biết! Cha tiên sư bố mày! Ở nhà bà nó là cái hòm tiền của xã. Về nhà mày nó là cái áo quan… Ông Chỉ vội chạy đến ngăn bà:
-Bà có im đi không? Việc gì cũng phải bình tĩnh chớ. Cứ oang oác cái mồm như mỏ gà mái. Mọi sự sẽ có công an, dân quân xã điều tra, giải quyết đâu có đó. Thôi! Bà vào nhà đi.
-Ông để mặc tôi! Bây giờ lấy gì mà đền cho xã?
-Rồi đâu có đó! Trộm lấy chứ mình có lấy đâu mà sợ… Ông lại quay về phía mọi người: -Xin mời bà con giải tán! Trộm nó chẳng nể ai đâu… Cẩn trọng như tôi mà còn mất!
Đám đông ồn ào tan dần ngoài ngõ. Mỗi người một câu người ngạc nhiên, kẻ móc máy:
-Đúng là “chúa căn cơ” cẩn thận như ông Chỉ mà còn mất trộm! Cái thằng trộm này quái thật!
-Nhà con kiến chui không lọt lại mất trộm! Hay nó nằm dưới gầm giường mà ông bà không biết?
***
Những năm ấy huyện phát động phong trào “ao cá Bác Hồ”. Xã nào cũng rầm rộ hưởng ứng bằng một loạt ao cá được đào và nuôi thả. Mới qua hai năm, ao xã nhà đã dày đặc những cá, toàn cá chép, cá trắm, cá trôi…. Sáng chiều, chúng đớp mồi nhao nhao như trong chậu. Vụ tháng mười, HTX tổ chức tát ao thu hoạch. Cá nhiều vô kể. Xã phân loại, xuất những con loại một dành làm quà cho huyện và gánh đem các chợ bán. Còn loại hai, loại ba vừa vừa, nhỡ nhỡ làm sản phẩm đem chia về các đội sản xuất cho xã viên. Những con cá to đẹp đạt tiêu chuẩn giống má thì chọn làm giống. Riêng có hai con cá trắm to bằng hai cái quạt mo cau, cân lên được chục ký một con, ai cũng thích, cũng trầm trồ: Sao lại có cái giống cá to thế? Ông Chỉ bàn với chủ tịch xã:
-Số cá giống này đem về ao trước cửa nhà tôi để bảo quản và dưỡng thêm, khi nào dọn sạch xong ao lớn hẵng đem thả đại trà...
Tháng sau, tự nhiên trong một đêm khuya, làng nước lại thấy phía nhà ông Chỉ vang lên ba tiếng súng trường nổ chát chúa. Người ta lại nhớn nhác từ các ngả đổ sang nhà ông. Giữa đường gặp ông đang vác cây cào to tổ bố chạy hồng hộc:
-Bắt! Bắt lấy nó. Bà con ơi! Bắt lấy nó… nó ăn trộm cá…
-Đâu dâu? Nó chạy đằng nào? Mọi người dồn dập hỏi.
-Đằng này! Đấy, đấy… nó chạy rẽ ngõ ấy! Ông Chỉ trỏ hết ngõ nọ sang ngõ kia.
Mọi người tỏa đi. Đuộc cháy bập bùng. Đèn pin soi lấp lóa. Vẫn không thấy thằng trộm nào.
-Quái thật! Tôn Ngộ Không cũng không bằng!
-Bác ngủ mơ thế nào ấy chứ, tôi chạy luôn ra đây mà có thấy gì đâu?
-Tôi cũng vậy… Chả thấy con ma nào cả…
Lúc ông và mọi người quay về đi quanh ao… thấy một bộ lưới vứt chổng chơ trên bờ, chỗ bụi chuối. Nhưng lưới rách và cũ rích. Bà Chỉ đang đứng trong sân chửi đổng:
-Cha sư bố chúng nó. Quen mui thấy mùi ăn mãi. Lần trước trộm tiền nay lại vào trộm cá! Ở nhà tao thì con cá là con rồng. Đứa nào bắt trộm nó về thì nó là con cá sấu cá mập… nó ăn thịt bồ ổ nhà chúng bay…
-Này! Bà có câm đi không! Quang quác như mồm quạ cái! Vợ con cán bộ phải gương mẫu chứ. Mất đã có công an, dân quân. Phận sự gì nhah bà mà bà phải rủa rả cho tốn sức?... Ông Chỉ quát mắng vợ. Có tiếng ai đó bên hàng xóm vọng sang: -Ôi giời! Gà đẻ gà cục tác! Trộm đạo nào vào đây!
Ao lớn cũng đã dọn xong, cắt cỏ, tẩy trùng tẩy đáy, chuẩn bị thả vụ cá mới. Xã cho người về nhà ông Chỉ quây lưới bắt số cá làm giống gửi trong ao ông đem thả. Quây di quây lại nhiều lần chỉ bắt được những con cá bình thường. Riêng hai con cá trắm to bằng cái quạt mo cau không thấy đâu cả. Quái lạ! Chả lẽ nó bị chết sặc? Chết sặc thì cũng phải có đầu có xác có xương chứ? Hay trộm nó bắt mất rồi?
Ông Chỉ đứng trên bờ khuỳnh tay chống mông: -Đúng là có khả năng cái đêm tôi bắn súng đuổi trộm ấy… nó bắt hai con cá ấy mất rồi!
Vừa lúc đó, bên nhà hàng xóm, con gà mái chắc vừa đẻ xong, trên ổ nhảy xuống vừa chạy vừa vỗ cánh kêu toang toác. Tiếng kêu “cục ta cục tác… cục ta cục tác…” choáng đến điếc tai! Mụ chủ vội xua gà tới tấp:
-Úi úi… Tiên sư bố giống gà vừa đẻ vừa cục tác! Gà đẻ gà cục tác! Mặc cha hợp tác… Cũng có ngày vỡ ổ mất thôi!
-Súng nổ ở đâu thế?
-Trộm…Có lẽ súng đuổi bắt trộm…
-Không biết nó vào nhà ai ?
-Nghe như ở phía nhà ông Chỉ…
-Trộm vào nhà ông Chỉ bà con ơi…
-Nhà “chúa căn cơ” cũng mất trộm cơ à?
-Trộm gặp muôi là nó lấy chứ nó kiềng nể ai!...
Theo hướng tiếng súng và tiếng hô, mọi người kéo đến, đổ vào sân nhà ông Chỉ. Ông đang hớt hải phân bua với bà con:
-Cà nhà tôi đang ngủ trong chăn thì nó vạch cửa lẻn vào. Không ai biết. Tôi nghe được tiếng kẹt tủ, vội tung chăn dậy thì nó bỏ chạy ra ngoài ôm một cái cục khư khư. Đấy là cái hòm gỗ lim đựng tiền của xã… Thôi… thế là mất béng cái hòm…
-Thằng trộm giống ai, ông có biết không?
-Giống người chứ giống ai. Chả nhận được ra nó là thằng nào...
Ngoài góc sân, bà Chỉ đang tru tréo chửi ra ngõ:
-Cha tiên sư mả mẹ đứa nào thằng nào lẻn vào nhà bà mà ăn trộm nhớ… Mày làm hại chồng bà… Giá mày lấy cái váy thì bà … cũng cho… Đằng này mày lại lấy hòm tiền… để kỹ thế mà mày cũng biết! Cha tiên sư bố mày! Ở nhà bà nó là cái hòm tiền của xã. Về nhà mày nó là cái áo quan… Ông Chỉ vội chạy đến ngăn bà:
-Bà có im đi không? Việc gì cũng phải bình tĩnh chớ. Cứ oang oác cái mồm như mỏ gà mái. Mọi sự sẽ có công an, dân quân xã điều tra, giải quyết đâu có đó. Thôi! Bà vào nhà đi.
-Ông để mặc tôi! Bây giờ lấy gì mà đền cho xã?
-Rồi đâu có đó! Trộm lấy chứ mình có lấy đâu mà sợ… Ông lại quay về phía mọi người: -Xin mời bà con giải tán! Trộm nó chẳng nể ai đâu… Cẩn trọng như tôi mà còn mất!
Đám đông ồn ào tan dần ngoài ngõ. Mỗi người một câu người ngạc nhiên, kẻ móc máy:
-Đúng là “chúa căn cơ” cẩn thận như ông Chỉ mà còn mất trộm! Cái thằng trộm này quái thật!
-Nhà con kiến chui không lọt lại mất trộm! Hay nó nằm dưới gầm giường mà ông bà không biết?
***
Những năm ấy huyện phát động phong trào “ao cá Bác Hồ”. Xã nào cũng rầm rộ hưởng ứng bằng một loạt ao cá được đào và nuôi thả. Mới qua hai năm, ao xã nhà đã dày đặc những cá, toàn cá chép, cá trắm, cá trôi…. Sáng chiều, chúng đớp mồi nhao nhao như trong chậu. Vụ tháng mười, HTX tổ chức tát ao thu hoạch. Cá nhiều vô kể. Xã phân loại, xuất những con loại một dành làm quà cho huyện và gánh đem các chợ bán. Còn loại hai, loại ba vừa vừa, nhỡ nhỡ làm sản phẩm đem chia về các đội sản xuất cho xã viên. Những con cá to đẹp đạt tiêu chuẩn giống má thì chọn làm giống. Riêng có hai con cá trắm to bằng hai cái quạt mo cau, cân lên được chục ký một con, ai cũng thích, cũng trầm trồ: Sao lại có cái giống cá to thế? Ông Chỉ bàn với chủ tịch xã:
-Số cá giống này đem về ao trước cửa nhà tôi để bảo quản và dưỡng thêm, khi nào dọn sạch xong ao lớn hẵng đem thả đại trà...
Tháng sau, tự nhiên trong một đêm khuya, làng nước lại thấy phía nhà ông Chỉ vang lên ba tiếng súng trường nổ chát chúa. Người ta lại nhớn nhác từ các ngả đổ sang nhà ông. Giữa đường gặp ông đang vác cây cào to tổ bố chạy hồng hộc:
-Bắt! Bắt lấy nó. Bà con ơi! Bắt lấy nó… nó ăn trộm cá…
-Đâu dâu? Nó chạy đằng nào? Mọi người dồn dập hỏi.
-Đằng này! Đấy, đấy… nó chạy rẽ ngõ ấy! Ông Chỉ trỏ hết ngõ nọ sang ngõ kia.
Mọi người tỏa đi. Đuộc cháy bập bùng. Đèn pin soi lấp lóa. Vẫn không thấy thằng trộm nào.
-Quái thật! Tôn Ngộ Không cũng không bằng!
-Bác ngủ mơ thế nào ấy chứ, tôi chạy luôn ra đây mà có thấy gì đâu?
-Tôi cũng vậy… Chả thấy con ma nào cả…
Lúc ông và mọi người quay về đi quanh ao… thấy một bộ lưới vứt chổng chơ trên bờ, chỗ bụi chuối. Nhưng lưới rách và cũ rích. Bà Chỉ đang đứng trong sân chửi đổng:
-Cha sư bố chúng nó. Quen mui thấy mùi ăn mãi. Lần trước trộm tiền nay lại vào trộm cá! Ở nhà tao thì con cá là con rồng. Đứa nào bắt trộm nó về thì nó là con cá sấu cá mập… nó ăn thịt bồ ổ nhà chúng bay…
-Này! Bà có câm đi không! Quang quác như mồm quạ cái! Vợ con cán bộ phải gương mẫu chứ. Mất đã có công an, dân quân. Phận sự gì nhah bà mà bà phải rủa rả cho tốn sức?... Ông Chỉ quát mắng vợ. Có tiếng ai đó bên hàng xóm vọng sang: -Ôi giời! Gà đẻ gà cục tác! Trộm đạo nào vào đây!
Ao lớn cũng đã dọn xong, cắt cỏ, tẩy trùng tẩy đáy, chuẩn bị thả vụ cá mới. Xã cho người về nhà ông Chỉ quây lưới bắt số cá làm giống gửi trong ao ông đem thả. Quây di quây lại nhiều lần chỉ bắt được những con cá bình thường. Riêng hai con cá trắm to bằng cái quạt mo cau không thấy đâu cả. Quái lạ! Chả lẽ nó bị chết sặc? Chết sặc thì cũng phải có đầu có xác có xương chứ? Hay trộm nó bắt mất rồi?
Ông Chỉ đứng trên bờ khuỳnh tay chống mông: -Đúng là có khả năng cái đêm tôi bắn súng đuổi trộm ấy… nó bắt hai con cá ấy mất rồi!
Vừa lúc đó, bên nhà hàng xóm, con gà mái chắc vừa đẻ xong, trên ổ nhảy xuống vừa chạy vừa vỗ cánh kêu toang toác. Tiếng kêu “cục ta cục tác… cục ta cục tác…” choáng đến điếc tai! Mụ chủ vội xua gà tới tấp:
-Úi úi… Tiên sư bố giống gà vừa đẻ vừa cục tác! Gà đẻ gà cục tác! Mặc cha hợp tác… Cũng có ngày vỡ ổ mất thôi!
***
Hôm ông Chỉ qua đời, lúc khâm liệm ông xong, người ta xúm vào khiêng chiếc giường của ông nằm ra ngoài để quét dọn, vệ sinh gian nhà cho thoáng đãng sạch sẽ. Dưới gầm giường rải ran những thanh gỗ xẻ do ông nhặt nhạnh khi mỗi lần lên các lán gỗ thu tiền thuế. Lật đám gỗ. Bất ngờ chiếc hòm gỗ lim đựng tiền của xã ngày nào hiện ra! Ổ khóa đã han rỉ và mấy lần dây ni lông quấn quanh đầy bụi bám và mang nhện.
-Ôi! Thế này là thế nào?
-Còn thế nào nữa?
Hôm ông Chỉ qua đời, lúc khâm liệm ông xong, người ta xúm vào khiêng chiếc giường của ông nằm ra ngoài để quét dọn, vệ sinh gian nhà cho thoáng đãng sạch sẽ. Dưới gầm giường rải ran những thanh gỗ xẻ do ông nhặt nhạnh khi mỗi lần lên các lán gỗ thu tiền thuế. Lật đám gỗ. Bất ngờ chiếc hòm gỗ lim đựng tiền của xã ngày nào hiện ra! Ổ khóa đã han rỉ và mấy lần dây ni lông quấn quanh đầy bụi bám và mang nhện.
-Ôi! Thế này là thế nào?
-Còn thế nào nữa?
Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014
ĐONG ĐƯA
ĐONG ĐƯA
Em xinh em thích đong đưa
Nhộn vui lơi lả cho vừa mắt ai
Hoa đưa cho đậu quả sai
Em đưa sẽ có con ngoài sinh sôi
Đẹp người đẹp nết tinh khôi
Đu đưa một tý cho tôi vui lòng
thơ DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Em xinh em thích đong đưa
Nhộn vui lơi lả cho vừa mắt ai
Hoa đưa cho đậu quả sai
Em đưa sẽ có con ngoài sinh sôi
Đẹp người đẹp nết tinh khôi
Đu đưa một tý cho tôi vui lòng
thơ DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014
ĐÊM XUÂN
Đêm xuân hương sắc ngọt ngào
Rượu hồng cạn chén rót vào hồn tôi
Trái tim loạn nhịp liên hồi
Ngất ngây trời đất trăng rơi xuống thềm
Sương mai đọng lại trong đêm
Vườn xuân lửa cháy nơi em hỡi người
Giờ này canh mấy gà ơi
Mà nghe tiếng gáy khắp trời râm ran
Tình xa sít lại cho gần
Rượu xuân chếnh choáng thấm lần thịt da
Giã bạn lưu luyến mình ta
Đêm xuân hôm ấy ngỡ là chiêm bao
DVC
Rượu hồng cạn chén rót vào hồn tôi
Trái tim loạn nhịp liên hồi
Ngất ngây trời đất trăng rơi xuống thềm
Sương mai đọng lại trong đêm
Vườn xuân lửa cháy nơi em hỡi người
Giờ này canh mấy gà ơi
Mà nghe tiếng gáy khắp trời râm ran
Tình xa sít lại cho gần
Rượu xuân chếnh choáng thấm lần thịt da
Giã bạn lưu luyến mình ta
Đêm xuân hôm ấy ngỡ là chiêm bao
DVC
HƯƠNG CAU
Hương cau thơm ngát quê hương mẹ
Thơm ngát mái nhà thơm
áo cơm
Con thở trong mùi hương bát ngát
Thịt da mái tóc quyện mùi hương
Thơm ngát mái nhà thơm
áo cơm
Con thở trong mùi hương bát ngát
Thịt da mái tóc quyện mùi hương
CON CẢ
CON CẢ
Nhâm thân 1992
Ngày con hình hài
Mùng một tháng hai
Cỏ mọc xanh bãi
Thân khỉ cô đơn lận đận một kiếp người
Năm con hai mươi
Mưa nắng xuống đời
Đời không xinh tươi
Đã có đá sỏi
Tiếp những đá sỏi
Những đám gai
Tiếp những đám gai
Đường con đi
Phía trước nhiều cay đắng
Không vùng vẫy oán than
Trước cuộc đời
Con hiền hòa
Số phận rồi sẽ qua
Có đức sống nhân văn để lại
Cứ đi tiếp con sẽ đến ngày mai
thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Nhâm thân 1992
Ngày con hình hài
Mùng một tháng hai
Cỏ mọc xanh bãi
Thân khỉ cô đơn lận đận một kiếp người
Năm con hai mươi
Mưa nắng xuống đời
Đời không xinh tươi
Đã có đá sỏi
Tiếp những đá sỏi
Những đám gai
Tiếp những đám gai
Đường con đi
Phía trước nhiều cay đắng
Không vùng vẫy oán than
Trước cuộc đời
Con hiền hòa
Số phận rồi sẽ qua
Có đức sống nhân văn để lại
Cứ đi tiếp con sẽ đến ngày mai
thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
ĐẤT LÀNH
ĐẤT LÀNH
chí linh mảnh đất những nhân tài
Sao đỏ hồn thơ tự sơ khai
Vất vả đói nghèo không nản trí
Sáng tác thơ văn mở tương lai
chí linh mảnh đất những nhân tài
Sao đỏ hồn thơ tự sơ khai
Vất vả đói nghèo không nản trí
Sáng tác thơ văn mở tương lai
Trung học phổ thông một cái nôi
Đào tạo bao em bước vào đời
Nhiều em tài giỏi xây đất nước
Vẫn nhớ đất lành nhớ không nguôi
Thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Đào tạo bao em bước vào đời
Nhiều em tài giỏi xây đất nước
Vẫn nhớ đất lành nhớ không nguôi
Thơ:DƯƠNG VĂN CƯỜNG
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)