Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

 Sáng nay 26/6/2022 hội cựu quân nhân 454 tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập binh chủng pháo binh, và 26 năm ngày thành lập hội cựu quân nhân 454

Sau đây là toàn văn bài phát biểu của đồng chí chủ tịch hội và một vài hình ảnh:


TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG PHÁO BINH


Kính thưa các đồng chí 


Ngày 29-6-1946, tại sân Trung ương vệ quốc đoàn, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh. 20 giờ 30 phút ngày 19/12/1946, Pháo đài Láng nổ phát súng đầu tiên, mở đầu toàn quốc kháng chiến. Ngày 29/6/1946 với việc thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô đã trở thành ngày truyền thống của Binh chủng Pháo binh Anh hùng.


Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng pháo binh được huy động ở mức cao nhất để chi viện hỏa lực cho các đại đoàn, đánh phá trận địa pháo binh, kiềm chế sân bay, diệt lô cốt, hỏa tiễn địch. Sau chiến dịch, lực lượng pháo binh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tác chiến mà Bộ chỉ huy chiến dịch đã giao. Thành tích và chiến công của pháo binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu một bước phát triển tương đối hoàn chỉnh về nghệ thuật sử dụng pháo binh trong cuộc kháng chiến chống Pháp; mở ra những vấn đề lớn đầu tiên để xây dựng và biên soạn một học thuyết về nghệ thuật quân sự sử dụng pháo binh Việt Nam.


Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, bảo vệ biên giới phía bắc binh chủng pháo binh luôn phát huy truyền thống “Chân đồng vai sắt, đánh giỏi bắn trúng” của Binh chủng Pháo binh anh hùng. Trong đó, chiến công mang dấu ấn sâu sắc nhất là trận tập kích sân bay Biên Hòa ,sân bay Tân Sơn nhất,là cột mốc đánh dấu cho lối đánh độc đáo: Bí mật thọc sâu, tập kích, rút lui an toàn.


Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975, binh chủng pháo binh đã tham gia nhiều trận đánh hay, đạt hiệu suất chiến đấu cao .với các nhiệm vụ bắn chi viện cho các đơn vị, bắn chặn đường rút quân của địch, bắn phá các trận địa pháo binh địch, chế áp các sở chỉ huy địch, bắn phá các kho tàng, sân bay, bến cảng, đập tan ý đồ co cụm, lập tuyến phòng thủ mới và kế hoạch chi viện của địch, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc 30/4/1975 và giải phóng hoàn toàn người dân căm phu chia khỏi ách diệt chủng của pôn pốt.

Đối với chúng ta những người lính thuộc lữ đoàn 454 pháo binh có nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía bắc.chúng ta đã hợp đồng tác chiến chiến chiến đấu chống đội quân 

xâm lược tàn ác dã nam nhất của bọn bành trướng trung quốc


Rạng sáng, ngày 17/2/1979, tên đồ tể Đặng Tiểu Bình đã xua hơn nửa triệu kiêu binh, tràn qua 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.

     Với luận điệu côn đồ: "phải dạy cho Việt Nam một bài học", và quân lệnh tàn bạo “tam quang” (ba sạch): “giết sạch, đốt sạch, cướp sạch!”. Chúng đã thổi bùng cơn lửa lốc máu!


     Lũ quân độc ác dã man điên loạn giết, hiếp, cướp, phá! Gieo thảm cảnh kinh hoàng, suốt dọc dài biên giới, để những bài ca: tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,chiều biên giới,gửi em ở cuối sông Hồng….đã ra đời.

      Sau một tháng động binh (17/2– 18/3), chúng đã để lại một hậu quả kinh hoàng:

   •Hơn 10 vạn quân, dân ta, phải hy sinh, đổ máu.

   •3,5 triệu người dân vùng biên, bị cuốn vào cơn  lốc binh lửa. Một nửa trong đó, nhà cửa, tài sản bị huỷ hoại hoàn toàn!

   •Tàn phá: 320 xã, 735 trường học, 428 bệnh viện, bệnh xá, 41 nông trường, 38 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ, 600.000m2 nhà ở, 80.000 ha hoa màu. Cướp, giết 400.000 gia súc,phá hủy 40km đường sắt, hàng chục làng mạc và thị xã bị phá hủy…

   •Đặc biệt, thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Cam Đường (Lào Cai), bị chúng huỷ diệt, san phẳng hoàn toàn!…

    

     Cuộc xâm lăng tàn bạo, vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của quân, dân ta. Thêm sự run hãi, trước lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước Việt Nam, ban bố vào sáng 5/3/1979

Ngay trưa 5/3, chúng phải tuyên bố rút quân!

     

     Thấm đạo đời nhân nghĩa, chúng ta không truy kích, mà mở đường hiếu sinh. 

     Nhưng, lợi dụng ta ngưng súng, chúng lại cuộn cơn bắn giết, tàn phá, điên cuồng trước khi quay đầu về nước. Độc hiểm hơn, chúng vừa lui binh, vừa cài mìn vào mỗi cửa nhà, góc phố, để gây hiểm hoạ lâu dài.

     Lần nữa mãi, đến ngày 18/3, chúng mới rút một phần kiêu binh về nước. Một số đông khác (12 sư đoàn), vẫn bám giữ biên giới, nuôi kế hậu chiến.

                                      *

     Cuộc cuồng binh, lâm thế bại trận, phải sấp mặt về nước. Nhưng chúng vẫn càn quấy biên giới, suốt 10 năm sau đó. Bằng những đợt, trận gây hấn, lấn chiếm, tàn phá, huỷ diệt khốc liệt. 

    Tâm điểm là 6 cuộc xung đột lớn: 

     - Tháng 7/1980, 5/1981, 4/1983, 4/1984, 6/1985, 12/1986-1/ 1987.

     - Và, một cuộc lấn chiếm biển đảo 3/1988 (chiếm đảo Gạc Ma).

     Trong thời gian này, chúng đã dùng biên giới, thay phiên nhau tập trận, cho hàng triệu binh lính. Như pháo kích, lấn chiến, tàn phá, càn giết…

     Khốc liệt nhất, chúng đã dội hàng triệu quả đạn pháo xuống vùng biên (chỉ riêng cứ điểm Vị Xuyên, Hà Giang đã hứng chịu 1,8 triệu quả) gây thảm hoạ lớn cho quân, dân ta.  

    Suốt 10 năm (1979- 1989), lại thêm cả vạn đồng bào, chiến sĩ ta, phải đổ máu, hy sinh...

    

    Kẻ thù Phương Bắc, cầm đầu là tên Đặng Tiểu Bình ác quỷ. Đã tức tối, bởi Việt Nam, đã giúp CPC, lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, do TQ bảo trợ.

    Mặt khác, quyết làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất. Chúng đã điên cuồng, dấy cơn lốc lửa phát xít!


     Cơn cuồng chiến xâm lăng tàn bạo, đã gieo rắc nỗi đau thương, thảm khốc ngút trời, vô tận!

     Đã phơi lộ tận đáy tâm địa tàn độc của kẻ thù truyền kiếp Phương Bắc!

    Cuộc vấy máu kinh hoàng này, sẽ ngàn đời khôn rửa. Mối quốc hận này, sẽ muôn đời, muôn kiếp không tan!

Mà tất cả chúng ta đã chứng kiến và ít nhiều sống và chiến đấu trong giai đoạn lịch sử ấy ,giai đoạn chiến tranh biên giới phía bắc 1979-1989.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ,xuất ngũ về với đời thường. Ngày 30/6/1996  một ngày đẹp trời 18 đồng chí đã gặp nhau và nhóm họp tại nhà đồng chí Phan đắc Thanh khu 6 phường trưng vương đã quyết định thành lập hội cựu chiến binh 454,nay là hội cựu quân nhân 454.

Trải qua 26 năm với nhiều thăng trầm của cuộc sống,quân số dao động(có lúc 60,70 hội viên nay quân số đã ổn định còn 50),qui chế cũng luôn thay, ngày xưa ngoài thăm ốm thăm viếng chúng ta còn tặng quà cho các cháu học sinh giỏi,tặng quà nhân dịp 8/3,kỷ niệm ngày cưới…bây giờ chúng ta sau nhiều lần họp và đóng góp ý kiến qui chế của chúng ta đã ngắn gọn và chặt chẽ hơn phù hợp với điều kiện kinh tế và công tác 

Của từng hội viên.

Về thu quĩ chúng ta vẫn thu 500k/hội viên/ năm 

Chi ăn hội họp tổng kết gặp mặt một năm một lần  năm chẵn vào dịp 29/6 .năm lẻ vào dịp 8/3 . Nếu có điều kiện thì tổ chức thăm quan duu lịch.

Chúng ta chi thăm viếng 

1tr/trường hợp +vòng hoa ở địa bàn uông bí 

Ngoài địa bàn uông bí thì thắp hương tại nhà hội viên 1000k + tiền vòng hoa tại thời điểm 

Thăm ốm 200k do các tổ chủ trì sau đó thanh toán tiền với đồng chí thủ quĩ

Thành phần gồm tứ thân phụ mẫu, vợ và chồng  

thời gian qua Mặc dù điều kiện kinh tế có khác nhau, địa vị công tác cũng khác , quê ởnhiều nơi nhưng chúng ta đã yêu thương,giúp đỡ gắn bó với nhau như anh em ruột thịt.

Bch chúng tôi rất hoan nghênh và ủng hộ các đồng chí làm doanh nghiệp,làm trang trại  để phát triển kinh tế gia đình và góp phần giúp đỡ anh em trong hội.tiêu biểu như đồng chí khang vườn rừng1ha ,đclợi có công ty khai thác vận chuyển và một số đầu xe, đc hải có 3ha làm trang trại và khu sinh thái, đc năng có 30 ha trồng thông và các cây có giá trị khác,đc Tuyên có Công ty giết mổ trâu bò gia súc..,

Tôi xin tỏ lòng ngưỡng mộ các đồng chí, hôm rồi về thăm trang trại nhà đồng chí Hải tôi xin được tặng đồng chí và gia đình mấy câu để tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi ,


THĂM TRANG TRẠI 

 

Vui thú  điền viên cảnh tuyệt vời

Gió tràn hồ lộng giữa xanh tươi

Xum xuê vườn quả đàn gà chạy

Dưới cầu Leo lẻo tôm cá bơi

Món lạ rượu nồng ngây ngất hưởng

Đời vui  bạn khoái hả hê cười

Đồng đội một thời qua chinh chiến

Mừng bạn hôm nay đã đổi đời.


Cuối cùng nhân kỷ niệm 76nămngày truyền thống binh chủng pháo binh 29/6/1946-29/6/2022

Và 26 năm ngày thành lập hội cựu quân nhân 454 

30/61996-30/6/2022

Tôi xin chúc các đồng chí mạnh khỏe,hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống.


         Dương văn Cường



 CHÚC RƯỢU

(Tặng Duyên phó nghành đời sống mỏ Vàng Danh)


Chẳng quàng cổ

Không nghiêng đầu

Má không kề má 

Mà tim bồi hồi

Chén em sóng sánh nụ cười

Chén anh ăm ắp những lời thơ duyên

Em mời anh rượu ba tiên

Sao anh chưa nhấp đã nghiêng ngả rồi

Tại em

Chỉ tại em thôi

Chúc rượu như thế 

Đất trời cũng ghen

Tóc mây xà xuống chén anh

Tay anh nâng mái tóc huyền 

Hương bay

Ước gì cứ mãi thế này

Có em chuốc rượu để say một đời

Vàng Danh xa lắm anh ơi

Xa đến cuối đất cùng trời không em


Dương  văn  Cường


 NGƯỜI TÀI 

Người tài đâu phải học cao.

Dân nghèo có trí... Dựng bao cơ đồ. 

Ruộng đồng Cho đến ao hồ. 

Người nông Nghiên cứu. Bây giờ là đây. 

Không cần. Trâu vắt Bò cày. 

Không cần. Câu nói... Đố mày. Làm nên. 

Không cần. Mấy chú lừng tên. 

Không cần. Mấy ổng. Ghi trên... Bảng vàng. 

Giáo sư. Tiến Sỹ  ...  Vang vang... ! 

Không bằng lão bá trong làng. Thôn quê.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

 THÍM BA


 Dân làng gọi thím, theo tập quán nhà quê.

Thực ra, về làm dâu năm mới mười sáu. Dù ít tuổi, nhưng vì lấy người con thứ ba trong nhà, nên mấy đứa con anh cả, anh hai phải gọi bằng thím. Dân làng thâý thế, gọi lâu thành quen.

 Thím đẹp người, không ít người khen đẹp cả nết.

Thím sống vui vẻ, hoà đồng.

 Thời chiến tranh, trai làng đi hết. Quê nhà, chỉ còn phần lớn ông bà già, con nít. Nếu còn chút đàn ông trẻ nào, cũng thuộc dạng đun què mẻ sứt. Thứ mà nhu cầu tiền phương thải loại.

 Là đàn bà, nhưng thím sống như một điểm sáng ở vùng quê.

 Thượng vàng, hạ cám, công lớn việc nhỏ: Từ ruộng đồng, nội trợ, đến dân quân du kích, tải đạn đắp ụ pháo phòng không,thím đều có mặt.

 Nhớ những đêm hè, tham gia việc xã hội, thường khuya thím mới về. Xóm vắng, cùng với tiếng chân người, chó sủa, đám trẻ hay nghe giọng lanh lảnh của thím hát mấy câu, lặp đi lặp lại:

 "Từ ngày anh đi.

  Việc đồng em giỏi giang.

  Ruộng cấy chăng dây.

  Cây lúa thẳng hàng..." 

 Nói lấy chồng, nhưng thời gian vợ chồng thím bên nhau rất ít. chồng thím nhập ngũ theo lệnh tổng động viên. Sau ít tháng huấn luyện ,chồng thím được về nhà một tuần rồi đi Nam, tin tức cũng bặt luôn từ đó.

 Thím nuôi con một mình. Một tay hai con nhỏ.thím sinh đôi hai con trai.

 Với người ta:" gái một con trông mòn con mắt". Còn thím, không 

phải một mà là hai. Công việc bù đầu, nhưng gái tân còn thua xa. Ông trời cho thím nước da, cũng như thân hình cân đối.

Trưa hè, thím thường tắm trên chiếc cầu ao của nhà ở bìa đồng. Những khi ấy, mấy cha "hào lý" địa phương, hay mượn cớ lượn lờ. Mắt không quên dán vào tấm thân nõn nà, bầu ngực căng tròn của thím.

 Mấy bà có tuổi, thấy vậy thường bĩu môi: Bọn mày phúc gì mà gần được nó. Có chăng  mấy vị chỉ huy trận địa pháo, đến mấy anh lính xe xích...

 Thực hư không rõ. Dư luận thì cứ lăn.. nhất là từ khi có giấy báo tử chính thức chồng thím hy sinh.

Gia đình nhà chồng không úp mở, công khai ngăn cấm, tất cả các mối quan hệ khác giới của thím. Nhiều cuộc cãi vã trong nhà nổ ra. 

Có lần hàng xóm nghe mồn một, lời lẽ của thím, đối đáp với nhà chồng: 

 - Chồng chết, là người tự do, con có quyền kết hôn với người khác. Nhưng con sẽ không làm điều đó, vì con không muốn các cháu phải khổ. Mọi người nên biết và tôn trọng các mối quan hệ riêng tư của con..

 - Không được, hoàn toàn không được. Gia phong nhà này không chấp nhận chuyện đó.

 Nhớ ngày ấy, đến tối xóm tổ chức họp, giải quyết đơn nhà chồng, tố cáo quan hệ ngoài luồng của nàng dâu, thì trưa người ta phát hiện thím treo cổ chết ở chuồng bò.

 Chuyện xảy ra, hơn nửa thế kỷ.

 Hàng năm, vào dịp thanh minh, hay tết nguyên đán, có điều kiện tôi thường qua nơi yên nghỉ của thím, thắp nén tâm nhang, cầu cho hương hồn người dưới mồ siêu thoát, cũng như nhớ về người đàn bà một thời, "hồng nhan bạc phận".Một thời khắt khe của chế độ…

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

TRÁNH NẮNG                                             

                          

- Mày tắm cho nó mà chẳng thấy kì cọ gì cả

- Hề hề... thấy bác chĩa máy vào bố con em... biết ngay là bác lại cho bố con em lên thớt rồi... giời nóng thế này, em nhúng nó xuống nước chứ tắm táp gì...

- Ừ... nhưng có vẻ thằng này sợ nước

- Không đâu... con nông dân... em dìm cho nó mấy phát là quen ngay mà...

-Ok... trẻ con nên cho nó tập bơi sớm càng tốt

- Nhà quê chúng em thì đều biết bơi cả... chứ dân thành phố... lúc nào cũng nâng như nâng trứng... lớn gộc ra rồi mà không biết nấu cơm... có cái bát không biết rửa... lười lại chảnh... vào tay tụi em... đâu vào đấy hết...

- Ừ... mày nói có lý đấy... toàn cô cậu ấm cả... cũng vì bố mẹ chúng nó... không cho động chân động tay... nên mới như gà công nghiệp...

- Hề hề...bác ví hay nhể... bác ở đâu đến đây... trông lạ lắm...

- Tao đi tránh cái nắng... tránh cái nóng và... tránh cái "đó"...

- Hề hề... tránh nắng nóng thì được nhưng... tránh cái đó thì không được bác à...

- Sao lại không

- Vì nó là một trong tứ khoái mà bác... nói thật với bác, có người chưa đến tuổi mãn mà đã hết vị rồi... chán lắm ý...

- Tao trông mày... đến tuổi tao chắc... chắng ngóc đầu lên được...

- Hề hề... trong tứ khoái... bây giờ tụi em đang khổ sở về tứ khoái thứ nhất

- Mày nói đúng... thời bọn tao cũng vậy... ngày ấy đói lắm... cứ quanh quẩn với cái ăn... chỉ lo sao lấp đầy cái bụng rỗng... đói... nó giết chết bao nhiêu ước mơ, lý tưởng của con người... có lẽ vì thế mà các cụ xếp nó lên đầu trong tứ khoái... bây giờ có ăn... ăn ngon... nhưng lại không ăn được nữa... hôm qua tao đi ăn cưới có đĩa thịt gà, đĩa tôm rất ngon mà chẳng ai động đến...

- Ngày xưa mà có thì...  bây giờ bọn em cũng vậy... chẳng giàu có gì nhưng cũng ăn khảnh ra phết...

- Mày có uống được rượu không

- Tạm được thôi bác ạ

- Tốt... "trai vô tửu như kỳ vô phong"... nhưng phải biết độ dừng. Nhiều thằng không biết dừng, không kiểm soát được hành động lời nói... nên rượu vào... hàng xóm láng giềng hết tình hết nghĩa, bạn bè, anh em không nhìn mặt nhau, vợ chồng lục đục, bạo hành gia đình, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội…báo đài đăng liên tục, ngày nào cũng thấy, càng kể ra càng thấy sợ...

- Hề hề... bác nói em thấy thấm thía... nhiều thằng bạn em cứ rượu vào là chọc ngoáy nhau... cuối cùng là... chúng nó đả nhau vì rượu...

- Thế là tục tửu mất rồi... rượu phải là tiên tửu... là đọc thơ là hát hò... là vui... đấy mày thấy không... lúc thèm chẳng có mà ăn... giờ có lại đâm ra lãng phí... lãng phí quá nhiều... lãng phí tài nguyên, lãng phí sức khỏe và... lãng phí cả bia rượu nữa.

- Hề hề... bác nói hay thế

- Thì đang nắng nóng... chém gió với mày cho nó mát thôi... mà tao nhắc mày... các cụ ngày xưa phán rằng, cờ bạc, rượu chè, trai gái, nghiện hút là “tứ đổ tường”, tức là có hại.  Nhưng các cụ cũng ca tụng thú uống rượu và thú chơi “hoa”... Một trà, một rượu, một đàn bà. Nhưng quan trọng là chơi cũng biết đến độ thôi... quá là... tốn sức lắm...

- Hề hề...

- Mà mày kì cọ cho nó chút... toàn thấy vớt nước không à...

- Hề hề... mải nghe chuyện bác... với lại nó có ghét đâu mà kỳ...

- Thì kỳ cái chỗ yêu ấy... thằng này lớn lên... chắc giống bố

- Hề hề... phải hơn bố mới có phúc... bác nhỉ... nóng nắng thế này nhưng em vẫn "nộp thuế" đầy đủ đấy... hề hề...

- Thế thì tốt... nhưng tao tin mày nộp không đầy đủ... hôm nhiều hôm ít ... hôm ngắn hôm dài... nhưng thôi miễn là có nộp... đàn bà người ta không cần nhiều ít, miễn là có là họ vui như ma ám rồi... tao nói thật đấy... hôm sau vui hẳn lên... nếu không á... mồm nó cứ như ăn phải khoai ngứa... cáu gắt, nói lắm... là cái chắc...

- Hề hề... bác nói... con vợ em... y chang luôn... mà không hiểu sao... nó nói lắm thế không biết

- Vì nó có hai mồm mà...

- Hề hề... hề hề... em chịu bác...

- Mà mày cũng phải giữ sức khỏe... tao trông mày hơi gầy... cái đó tốn sức lắm... mỗi trận như thế là tương đương với đi cày, đóng gạch, bốc vác... người ta còn ví như xúc 7 tấn than đấy...

- Bác nói làm em sợ... có lần vui lên... một đêm em làm mấy hiệp... giờ nghĩ lại... thấy ngu quá... ngu quá

- Ngu là cái chắc... nhìn mày tao đã thấy ngu rồi... nhất là khi bia rượu vào... mà mày không bồi dưỡng là nhanh có thằng chống gậy, chít khăn lắm...

- Hề hề... giờ thì phải nghe bác...

- Chuyện... trẻ xông pha, già kinh nghiệm mà...

- Bác đã chụp được nhiều ảnh chưa... mà nắng thế này... cứ ngồi nghỉ cho nó mát... ra kia... dễ có đến 40 độ chứ chẳng chơi

- Ấy vậy mà... lát nữa tao lại được mời rượu giả cầy mới khiếp chứ...

- Úi giời... nắng này mà giả cầy... các bác không đổ mùi mắm tôm... em bé bằng con nhái... à có phải bác đến nhà bác Tiến hói cuối xóm không

- Phải rồi

- Các bác là hội lính với nhau... bác Tiến hói cũng là người nhà em đấy... mà cũng tội cho bác ấy... thằng út nó bị đao... rõ khổ

- Đao mẹ gì... chất độc da cam chứ còn gì nữa... may mà bác mày có chí... vượt lên số phận... có trang trại... vườn cây ao cá... đều là mồ hôi nước mắt cả đấy... đời thằng lính... nhiều thằng còn khổ lắm

- Thì chỗ em cũng có bác cả đời ngồi xe lăn... mấy đứa con đều nghèo... mà... bác chụp bố con em xong chưa...

- Xong lâu rồi...

- Vậy hả... để em lôi nó lên... lúc nữa các bác rượu xong... ra đây mà vầy... cũng được đấy...

- Ừ để tao tính... có gì mày chụp nhé...

- Hề hề...nhà quê tránh nắng ở đây là nhất bác ạ



 ĐỌC 


 Ngày mới về đơn vị nhận việc. Rất khó chịu, mỗi khi phải đi làm cùng người Trinh sát già- nổi tiếng "khó tính". 

  Thường những lần đi như vậy, ko bị hạch sách mấy chuyện nghiệp vụ, cũng bị đì về tác phong, thái độ. Ko tác phong thái độ, thì dính những hiểu biết khác. Khó thoát bị chê.

 Có lần tình cờ xem danh sách trích ngang lực lượng đơn vị. Mới biết ít nhiều về con người này. 

  Vào ngành: 1946, Văn hóa: lớp 5, Nghiệp vụ: Bỏ trống.

 Lạ, ko hiểu sao. Chữ nghĩa chưa hết cấp 2, nghiệp vụ chắp vá lung tung, vậy mà cứ chăm chăm dạy khôn đám trẻ, trong đó ko ít đứa đã qua C500(*).

 Nhưng nghĩ đi, rồi phải nghĩ lại. Công bằng, những thứ cụ xét nét, thường ko sai. Cãi lại là khó. 

 Để ý, đến ngay những người trực tiếp chỉ đạo, cũng rất dè dặt, khi phải điều chỉnh những ý kiến tham mưu của cụ. 

Trước anh em, lãnh đạo thường nói, trường ốc ít qua, nhưng vốn kiến thức của Cụ uyên thâm và khá rộng.

 Một lần, được giao xây dựng cơ sở Đ.T, vụ án. Bị đối tượng phản thùng. Đưa thông tin sai lệch. May có cụ tương kế, tựu kế. Do lường trước tình huống. Nên đã giải tỏa được bế tắc của chuyên án.

 Tâm phục, khẩu phục. Lần tâm tư, hỏi về bí quyết. Cụ cười hề hề:

 - Có chi mô. Các anh qua trường ốc. Được trang bị bài bản, có hệ thống. Còn tớ, ko có điều kiện, phải làm theo kiểu chắp vá. Với phương châm: Làm- Đọc, Đọc- Làm.

 - Cụ nói rõ hơn được ko ?

 - Suy đến cùng, tri thức nhân loại chủ yếu được kết tinh, và chuyển tải qua sách vở. Đọc, khai thác nó, tức là cách để tích lủy kiến thức.

 Biết thế. Suốt chuỗi dài của năm tháng làm việc, tớ  ko để lãng phí, tận dụng tất cả thời gian có thể, để đọc. Tự đặt ra chỉ tiêu: Ban đầu hai mươi, sau nâng lên một ngày ít nhất phải "tiêu hóa" được Ba mươi trang. Trừ sách bậy bạ, còn dùng tuốt: Nghiệp vụ ngành, Chính trị, Kinh tế, Văn học nghệ thuật, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội,  Khoa học kỷ thuật...

 Đọc mãi thấy mình, cứ "lớn" dần lên về kiến thức. Ko chỉ nghiệp vụ "đánh đấm", mà ngay cả những thứ khác. Nó giúp tớ ko bị lạ lẫm mỗi khi đụng đến vùng kiến thức ấy. Ngoài ra "vốn rộng", còn bổ trợ ko nhỏ cho tầm tư duy, và công việc hàng ngày.

 Hóa ra thế, có thể Cụ đã đúng.

......................

 (*) Nay là Học viện A.N.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

 " ĐƠM CÁ "


 Đơm cá, một hình thức đánh bắt, của người dân vùng chiêm trũng.

 Dụng cụ là những tấm lưới. Thưa hay dầy, phụ thuộc vào mục đích.

 Loại thưa, dùng đơm cá lớn. Loại dầy, đơm cá bé, tôm tép.. Lưới được thiết kế hình chóp, trên to dưới nhỏ.

 Lưới chắn ở những nơi nước chảy. Cá trôi theo dòng nước, tuột và đọng lại đáy lưới.

 Sôi động mùa đơm cá, thường vào tháng bảy, tháng tám, mưa nhiều.

 Nhớ những ngày đơm cá Rô Bưởi (*).

 Sau những trận mưa lớn, nước dồn về. Bọn tôi, đưa lưới cắm vào cống. 

 Từng đàn Rô, lúc nhúc ăn mồi, nhào lộn trên mặt nước, rộng như cái nia, chiếc chiếu. Chúng bơi theo dòng chảy, rồi trôi vào lưới. 

 Cá xuống nhiều, nhất là về trưa. Trời càng nắng nóng, cá đi càng dầy. Chừng nửa, hoặc một tiếng gì đó, phải đổ. Mỗi mẻ, ít ra cũng hàng cân, nhiều thì vài cân. 

 Khi đổ, một tiếng xòa, cả bầy cá nhảy lao xao. Phơi ra một màu trắng xanh, đẹp mắt.

 Thường những đợt mưa, mỗi nhà cũng được vài chục cân. Có gia đình như Bác Tư Rỗ, phải cở tạ, hoặc vài tạ. Vì Bác chiếm giữ được Cống "yết hầu". Nơi tập trung các tía cá đi.

 Sản phẩm Rô Bưởi, rất khó chế biến, thường muối mắm, hoặc phơi khô, để dành, khi thức ăn khan hiếm.

 Việc mưu sinh, ngoài thành quả niềm vui, là những rủi ro, buồn phiền. Thậm chí cả những cái giá phải trả, rất đắt.

 Nhớ như in, tối hôm ấy, tôi đơm cống dưới, Bác Tư Rỗ đơm cống trên. Chừng nữa đêm gì đó, từ phía Bác Tư nghe tiếng Ứ Ứ. Tôi gọi, ko thấy trả lời. Đi vòng đến chỗ Bác. Trước mắt, một cảnh tượng, phát sợ: Tư Rỗ quằn quại trên thành cống, người lấm lem bùn đất, mặt tím tái, miệng sùi bọt mép, mắt trắng chợt.

 Bên cạnh, xác con Hổ Mang, bị băm nát, máu lênh láng.

 Thôi chết, bị nó cắn rồi.

 Tôi la lên, và gọi cho mấy người trong xóm cùng đơm quanh đó.

 Mọi người xúm lại, khênh Bác về. 

 Ko kịp tới thầy thuốc. Bác đi ngay sau đó.

 Tư Rỗ chết. Cống "yết hầu" ko ai dám đơm cả. Những lời truyền miệng, đồn thổi,  nghe đến khiếp. Đêm đêm, người ta vẫn thấy Tư Rỗ bận quần áo trắng toát, đầu tóc rủ rượi, ngồi thu lu trên cống. 

 Ko biết sự thật thế nào. Nhưng những đêm, về khuya, ngồi gác đơm. Giật mình, mỗi khi nghe tiếng oác oác, của loài chim lợn bay qua.

 Một cảm giác gai gai, rờn rợn, trong mình.

 Như vô thức, mắt đảo vội về phía Cống "yết hầu"- nơi Bác Tư gặp nạn..

..................

 

 " SÁT GÁI "

 

 Năm nay họp lớp. Tư Đen ko có mặt. Câu chuyện xung quanh hắn và gái, được anh em đem ra mổ xẻ.

 Thực ra hắn ko có gì đặc biệt. Da thì đen, mắt thì lác. Cánh đàn ông nhìn chán chết. Bù lại, trời cho hắn một chút về thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh.

 Dù sao, mẫu đàn ông như vậy, tuyệt nhiên ko thể gọi điển trai được.

 Nhưng ko hiểu sao, hắn có sức lôi cuốn, thậm chí hút hồn phái đẹp đến vậy ?

 Ngày cuối cấp hai, từng có cô giáo "thích" hắn. Dư luận ầm lên một dạo.

 Rồi những năm học đại học, hắn yêu nhiều. Thay bạn gái như áo mặc. Bạn bè, ghen với hắn về mục này. Thuốc lá, kẹo dồi, lúc nào cũng ko thiếu trong ba lô. Nguồn chính, do các nàng "cung ứng". Đôi khi anh em được "ké".

 Tốt nghiệp, hắn được giữ lại trường. Rồi lấy vợ sinh con. Đến lúc về hưu, hắn chuyển qua năm đơn vị. Chuyển ko phải hắn ko làm được việc, hay nguyện vọng. Mà buộc phải dứt áo ra đi, với ko ít những bùng nhùng, trong quan hệ tòm tem trai, gái, để lại hậu quả.

 Nghe đâu, mới đây mặc dù đã nghỉ rồi, hắn vẫn đang dính vào việc kiện tụng vợ hai, vợ ba chi đó.

 Đang lúc chuyện Tư Đen có kịch tính, thì gặp các chuyên gia thông tin.

 - Mình xin thông báo với các bạn, Tư Đen thoát kiếp nạn hầu tòa rồi. Vợ cả, rút đơn xí xóa cho qua. - Một bạn gần nhà đối tượng mở màn.

  - Thế hắn có bao nhiêu vợ tất cả?

  - Hôn thú một, ngoài luồng, có trách nhiệm đi lại hai. Hai vị đầu mỗi vị ba con, vị ba hai, tổng tám đứa. Còn vương vãi ko biết hết được.

 Tất cả đám bạn ồ lên. Rồi nhiều ý kiến, tranh nhau, phán: Đồi bại quá, ít đức quá, tham quá... Nhưng có người lại khen: giỏi quá. 

 Tuy nhiên ý kiến giỏi, bị phản bác nhiều. Nào là phiến diện, nào là đồng lõa, nào là vuốt giáo cho giặc....Đã phát ra, phải cố bảo vệ chính kiến, vì còn giữ sĩ diện trước đám đông.

 Các ông chửi hắn, ko sai. Vì các vị đứng ở điểm đạo đức, luật pháp để soi. Còn mình xuất phát từ ham muốn và khả năng thực hiện. Đã là thằng đàn ông, trăm thằng  thì cả trăm đầy ắp tham vọng chinh phục "sở hữu" phái yếu.

Tuy nhiên tham vọng đó, có người bất chấp làm tới. Có người kiềm chế dừng lại bởi rào cản đạo lý, luật pháp. Cũng có loại, ko thiếu dã tâm, nhưng bất tài. Quay sang mở giọng cao đạo: Tao ko thèm, hoặc phải giữ thế nọ, thế kia...Mình tin số này ko ít.

Làm đàn ông, được phụ nữ mến là khó, phụ nữ yêu khó hơn, phụ nữ chấp nhận dâng hiến, bàn giao cả cuộc đời, còn khó hơn nhiều. Khó vậy, mà Tư Đen làm được, thì hắn giỏi chứ. Ko những hắn, mà những thằng sát gái đều là thằng có biệt tài cả đấy. Đừng xem thường. Nếu các ông ko tin, thì cứ thử...thử đi..thử đi..

 Thấy giọng lưỡi các bên đều căng. Ko muốn sự việc đi quá xa, cựu lớp trưởng, lên tiếng:

 Tôi thấy các bạn nói đều có lý của mình. Tuy nhiên nếu gác phạm trù đạo đức, luật pháp, thì công bằng nhìn nhận, Tư Đen quả có tố chất, thuyết phục. Còn tố chất đó là gì? Cánh mày râu mình chắc ko thấy hết. Điều này, cũng như câu trả lời chính xác, đầy đủ nhất vẫn là thế giới chị em !

BÀN VỀ LUẬT BÙ TRỪ


Mở đầu truyện Kiều, Nguyễn Du đã nêu lên thuyết tài mệnh tương đố:


“Trăm năm trong cõi người ta


Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”


Ngay cả ông trời cũng cò đố kỵ, ghen tuông với chính vạn vật mà mình tạo ra:


“Tinh hoa phát tiết ra ngoài


Nghìn năm bạc mệnh một đời tài hoa”


Dân gian ta cũng ngộ được luật bù trừ. Thấy “phúc là chỗ nấp của hoạ, hoạ là chỗ nấp của phúc” nên đã viết:


- Hồng nhan đa truân.


- Hồng nhan bạc mệnh.


- Ngu si hưởng thái bình


- Đen bạc đỏ tình.


- Ăn cơm với cáy ngáy o o, ăn cơm với thịt bò lo ngay ngáy.


- Mèo mù vớ cá rán.


- Dao hai lưỡi.


- Yêu nhau lắm cắn nhau đau.


- Ghét của nào trời trao của ấy.


Hiểu được luật bù trừ, dân gian thanh thản:


“Có bao nhiêu kẻ yêu ta


Kẻ ghét đếm đủ cũng là bấy nhiêu


Khi biết ghét cũng là yêu


Ân oán sẽ hết, mọi điều sáng trong”


Người có tài, có hoạ. Con chim chết vì bộ lông đẹp. Con hươu, con nai chết vì thịt thơm ngon, “mỹ nhân bạc mệnh”, “hồng nhan đa truân”, “ngu si hưởng thái bình”, “thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, kẻ nghèo khổ “ăn cơm với cáy ngáy o o, ăn cơm với thịt bò lo ngay ngáy’. Vua ngủ với cung tần mỹ nữ trong màn loan chướng huệ không sướng hơn gì kẻ ăn mày ngủ với nhau nơi đầu đường xó chợ. Trạng Quỳnh bắt nhà vua nhịn đói gần chết, nên khi cho ăn món mầm đá thấy ngon hơn sơn hào hải vị.


Hoạ phúc luôn bù trừ nhau như truyện “Ngựa tái ông”: lần thứ nhất mất ngựa tưởng hoạ, lại thành phúc vì con ngựa cái rủ ngựa đực về thành đôi. Được ngựa là thành hoạ, vì anh con trai cưỡi ngựa lại bị đá què chân. Cũng vì đá què chân, anh con trai không bị đi lính. Trong khi đó trai làng đều bị chết trận.


Luật bù trừ là công bằng tuyệt đối. Cái áo cuối cùng loài người mặc không cần có túi để mang theo danh vọng và tiền tài xuống âm phủ:


“Áo quan không túi không quần


Mặc đều vừa vặn không cần số đo”


Con người trần truồng ra đời, rồi cũng trắng tay ra đi:


“Vua Ngô 36 cái tàn vàng


Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì


Chúa Chổm uống rượu tì tì


Chết xuống âm phủ chẳng có gì mà mang”


Tỉnh say, sống chết, buồn vui chỉ là một hằng số, chỉ vì không hiểu luật bù trừ nên có nhiều người sinh mê lú.


Cái chết, đó là sự công bằng, sự bù trừ tuyệt đối của tạo hoá. Hãy ngắm những ngôi mộ bầy ra như hộp lịch ta sẽ thấy hết tánh không của bù trừ.



-Dù ko phải là người mê tâm.Nhưng tui thấy hình như tạo hóa xếp luật bù trừ cho con người và vạn vật là có cơ sở...tỉ như những cây họ cỏ(thảo) tuy bé nhỏ yếu ớt nhưng chúng có sức sống chịu khắc khổ và khả năng tái sinh kì diệu


còn con người  sống cùng lao động nặng nhoc..khiêm nhường lại có sức đề kháng tốt.


Xưa dân gian đã có câu: cái nết đánh chết cái đẹp..hay: tốt gỗ hơn tốt nước sơn..vv mà trong văn học hiện thực đã đê cập


Chị Dâu-ngô Tất Tố(đại biểu cho tầng lớp nông dân nghèo sống đẹp cả nội tâm và thể chất


-Thị Nở-Nam Cao...(đại diên cho 1 tầng lớp PN khiếm khuyết..nhưng bù lại = tình người với bát cháo hành thơm muôn thuở...


Bây giờ thì sao?...giữa thời buổi tiền lên ngôi...ai dám chắc là ng đàn bà xấu xí  nào cũng tốt nết?...


Ai dám chắc rằng ng đàn bà dẹp khỏe mạnh như chị Dậu  mãi chân tình với anh chồng củ mỉ nghèo khó của mình...?


định luật-có nọ mất kia...vẫn còn hiện thực không đây?...








 TRĂNG MUỘN

                

                    


Cu Tuất nằm duỗi dài ,  phe phẩy cái quạt nan , sao lờ mờ, lởn vởn những đám mây, thỉnh thoảng nó lại đập lũ muỗi phành phạch. Bức bối quá, Tuất định đi dội mấy gáo nước cho đỡ, chợt con bé khóc ré lên , vội vàng mê mẩn chạy vào giường

- Bố đây, bố đây thằng Bin hư nào , gác cả hai chân vào mặt em thế này. Miu ngoan nào ngoan nào , bố thương.

Con bé ọ ẹ thêm tí nữa, lại ngủ ngoan trong vòng tay của Tuất, nước mắt vẫn mọng vòng quanh mắt.


Từ ngày vợ Tuất đi Công ty, Tuất vừa làm bố vừa làm mẹ. Cô vợ chuyên làm ca đêm, ngày có về cũng lăn ra ngủ , thành ra mọi việc từ đồng áng đến con cái, giặt giũ... Một tay Tuất quán xuyến.


Trước dịch tả lợn Châu Phi, lợn đã rớt giá như bèo. Nuôi đàn lợn nửa năm giời mà đến lúc bán thương lái chê ủng chê eo...nào là quá cân, lắm mỡ, thành ra cả chục đàn lợn nhà Tuất phải bán vo cho thương lái, chả cân kẹo gì, số tiền thu được chưa bằng một nửa số vốn cám


Đâm lao theo lao, vợ chồng Tuất lại tái đàn. Vừa mới vào gần ba trăm giống thì dịch tả ập đến. Tiền hỗ trợ chả được là nhiêu, thế là vốn liếng bao năm chăn nuôi của vợ chồng Tuất đổ xuống sông xuống biển, số nợ tiền cám cả trăm triệu lần trước không lấy đâu ra mà trả.


Vợ Tuất xin đi làm ở công ty điện tử , tháng tháng cũng được dăm bảy triệu. Tuất ở nhà đồng áng trông con, thỉnh thoảng gởi được con cho bà trông giúp, Tuất đi phụ hồ.


Vợ Tuất dáng người thon lẳn, da ngăm đen, mình cá trắm. Cặp mông tròn trịa đi cứ nẩy tanh tách, bộ ngực cũng chẳng chịu thua , cũng nhảy chồm chồm theo nhịp bước. Từ ngày đi công ty ả khác hẳn, nước ngăm đen mìn mịn dường như dễ ăn son phấn hơn. Thoa tý kem thôi nhìn ả đã như một người khác. Ánh mắt lúng liếng , cặp môi đỏ mọng nom lúc nào cũng như ươn ướt...


Đêm đi ngằm ngặp , ngày lăn ra ngủ. Lựa lúc con sang nhà ông bà , Tuất khẽ choàng tay ôm vợ

- Xê ra kia cho người ta ngủ, mệt bỏ mẹ

Tuất không nói gì , quay mặt vào trong


Có lần cũng thế , Tuất nhớ vợ

- Người gì hôi khiếp, lẽ cả tuần nay không tắm

Xin bố !


Tuất buồn, đã thế cái mùi nước hoa sặc sụa hăng hắc từ người vợ Tuất cứ phảng phất mãi không thôi, buồn nôn Tuất bỏ ra ngoài .


Chiều tối đi làm, vợ Tuất dặn với

- À mà này , ở nhà nhớ giặt quần áo, cái áo con xịn mấy củ đấy và bộ ngủ đừng cho vào máy giặt, nó nát tươm ra, giặt tay xong phơi riêng ra nhá


Tuất như một cái máy lúc nào không biết, sáng đưa con đi học , đi mẫu giáo . Xong đi làm quanh quẩn trong làng, chiều đón con. Nửa đêm buồn quá chả ngủ được , ra vườn ngắm trăng suông.


Đã mấy lần vợ Tuất được anh quản đốc đưa về tận nhà với lí do xe hết bình ắc quy không đề được, trời mưa xe ngập chết máy phải gửi lại.


Sinh nhật vợ Tuất ( từ ngày cưới nhau)  tổ chức ở nhà hàng, chỉ có mỗi vợ Tuất cùng lũ bạn ở công ty, ba bố con ở nhà. Nửa đêm anh quản đốc mới đưa vợ Tuất về, ôm theo một đống quà... Đồ lót Trai ầm, váy vó cả mớ, son môi sữa tắm, mấy phong sô cô la và một bó hoa hồng hẳn ba mươi tư bông.


 Tối chủ nhật, hai đứa bé đã ngủ, Tuất đến bên vợ rụt rè

- Em này, anh tính hay mình lại tái đàn

Vợ Tuất nhảy dựng lên 

- Thôi, thôi, tôi xin bố . Hai đận còn chửa chết hay sao . Ông thích thì đi mờ tái, tôi chịu!

- Thì anh muốn có vợ có chồng như xưa, đằng này em cứ đi biền biệt, cả tuần chả nói chuyện với con , tội lắm!

- Ôi dào, vẽ chuyện! Không có tiền lại chả rã họng ra đấy à, hay anh thấy vất vả quá. Thôi được để mai tôi nói chuyện với ông bà. Mỗi tháng gởi ông bà hai củ, xong phim. Ông muốn đi đâu thì đi, con để ông bà lo cho

- Nhưng...

- Không nhưng nhị gì nữa, xê ra cho tôi ngủ . Mai còn phải đi làm bù.


Nuốt cục nước bọt suýt nghẹn. Tuất ôm cái chiếu ra vườn ngắm trăng.


Ngày mới lấy nhau, vợ chồng bảo ban chịu thương chịu khó làm ăn, rồi sinh con để cái đâu có gắt gỏng tí nào.


Tuất nhớ những đêm trăng sáng, vợ chồng nằm bên nhau cũng ở chỗ này . Tay chân cấu chí nhau, rắm rít um tùm mà vẫn ôm nhau cười như nắc nẻ ấy thôi. Tuất thèm được như ngày ấy.


Trăng hôm nay muộn quá, đằng đông mới he hé một tí lưỡi liềm đỏ lòm mà đã bị đám mây che khuất.



ĐỐT MÃ



Vong linh một vị tướng quân đội nhập vào cô cháu gái, cười ha hả, mà giọng nói rất to, trầm hùng, lại pha chút khôi hài của vị tướng quân quen "ăn to nói lớn" nơi chiến trận.


Anh con trai (quân hàm thượng tá) hỏi:


- Con đốt tiền biếu cho ba, ba có nhận được không?

- Nhận được!

- Con đốt quần áo biếu cho ba, ba có nhận được không?

- Nhận được!

- Con đốt ôtô biếu ba, ba có nhận được không?

- Ôtô hả, mi đốt cả hai lần tao đều nhận được cả!


Cả gia đình mừng mừng, tủi tủi vì không những được giao lưu trực tiếp với cha mình (tính tình giọng nói vẫn thế) mà ba còn nhận được quà biếu của con cháu nữa. Đột nhiên vị tướng chuyển sang giọng trang nghiêm và khôi hài:


- Nhưng mà bọn mi đã hại tao!

- Sao hả ba?

- Khi nhận được ôtô, khoái chí quá, tao đẩy ra đường chạy thử thì khởi động mãi mà máy không nổ! Hoá ra không có xăng (cả gia đình cười). Chềnh hềnh ra đường mãi, nên công an đến tuýt còi bắt nộp phạt vì "cản trở giao thông". Loay hoay và lóng ngóng mãi mà không đánh xe vào rìa đường được, công an lại hỏi: "xin cho kiểm tra bằng lái", tao làm gì có bằng lái, và lại phải nộp phạt lần thứ hai (cả gia đình lại cười). Chưa hết đâu, khi bọn mi gửi ôtô lần thứ hai, tao chán quá chả thèm đi nhận, thì tháng sau tao lại nhận được một "trát" bắt nộp tiền "phạt phí lưu kho lưu bãi" (cả gia đình lại cười như nắc nẻ).


- Như vậy vẫn còn may đấy, nếu tao mà đi từ Sài Gòn bằng chiếc ôtô bọn mi biếu thì ba ngày nữa chưa chắc ra được Hà Nội, vậy thì hôm nay giao lưu làm sao được đây?

- Thế ba đi mây về gió à?

- Nhanh hơn cả đi mây về gió! Chỉ cần nghĩ về đâu là đến đó liền. Nhưng bọn mi có thực lòng biếu ôtô cho tao không?

- Chúng con thật lòng mà ba

- Chiếc ôtô thứ hai khá cầu kỳ, bọn mi mua 700.000 đồng ở Hàng Mã đúng không?

- Vâng, sao ba biết tường tận như thế!

- Thì lúc đó tao đang đứng cạnh đó mà. Nếu bọn mi có lòng hiếu thảo, thì hãy mua cho tao một chiếc ôtô thật khoảng 700 triệu thôi mà.

- Nhưng ba có cần đi ôtô của trần gian đâu

- Thì tao tặng cho các đồng đội của tao trong hội cựu chiến binh để họ chở nhau đi chơi, được không


Mấy người con gãi đầu gãi tai tỏ ra lúng túng, vị tướng quân lại cười ha hả và nói: "Ôtô thật sao không biếu, mà chỉ biếu ô tô giấy 700.000 đồng thôi, lại còn cứ khấn "ba phù hộ cho con thăng chức ba nhé", ôtô giấy mà thay cho lòng hiếu thảo được à?"


Vị tướng lại nói tiếp:


- Bọn mi khi đi may quân phục có đo không?

- Phải đo đến ba lần chứ ạ.

- Thế sao bọn mi mua quần áo mã mà chẳng đo gì cả, biết "người âm" gầy hay béo, cao hay thấp mà mua? Mặc không vừa thì vứt bãi rác à?

- Con nghĩ là sẽ có phép biến hoá mà ba

- Đã có phép biến hoá thì cớ sao phải mua đồ giấy để đốt đi cho phí, sao không mua đồ thật, rồi đặt lên cúng, tao vẫn chứng nhận được mà, sau đó đem quần áo ấy tặng cho các đồng đội của tao, nói rằng "ba cháu gửi biếu các bác" thì có hơn không?

- Vâng chúng con xin làm theo lời ba

- Lại còn cái vụ tiền mã nữa.


Có 4 lý do mà không nên mua đồ mã ?


- Thứ nhất là các nguyên liệu làm tiền mã, đồ mã đều từ các thứ vật liệu dễ cháy, bẩn thỉu, tanh hôi.


- Thứ hai là khi gia công, đàn bà con gái, chó mèo nhảy qua nhảy lại còn gì là thanh tịnh.


- Thứ ba là bọn mi đi lấy tiền ngân hàng, có đếm không? Đếm đến ba lần ấy chứ. Nhưng khi đi mua tiền mã, có đứa nào đếm không? Chẳng bao giờ chứ gì. (cả gia đình sững sờ). Nhưng nếu có đếm thì chẳng bao giờ đủ đâu. Như vậy trong tư duy của bọn làm tiền mã, hàng mã đã chứa đầy tư tưởng đại khái và giả dối rồi, sự giả dối và bất tịnh này đã tàng trữ trong đồ cúng. Thế mà lại nheo nhẻo khấn rằng "chúng con lòng thành dâng lên tịnh tài tịnh vật" hay saoThanh tịnh cái nỗi gì !


- Thứ tư là: "thống đốc ngân hàng" của thế giới tâm linh đâu có cho phép lưu hành đồng tiền do các cõi giới khác in hộ? Đồng tiền phải có mệnh giá chứ, có thể chế nào mà lại chấp nhận cho hàng nghìn hàng vạn hãng in tiền không? Rồi ai cũng tự in thì tiền có giá trị gì không?... Vậy nên, nếu các con có cúng thì hãy cúng tiền thật, sau đó mang số tiền đó nhân danh ba mà giúp đỡ đồng đội của ba thì đó mới là cúng thật.



Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

 LÃO GÀN VÀ LÃO HÂM


Chả có ai chơi, lão Gàn bày bộ cờ tướng chơi một mình. Lão chỉ huy cả hai bên trắng và đen. Vì lão lãnh đạo toàn diện nên đánh mãi vẫn bất phân thắng bại, quân bên này biết thừa quân bên kia có ý đồ gì nên dễ đối phó.


Lão Hâm lôi bạn ra khỏi bàn cờ:

 ⁃ Không thấy ông có ý kiến gì về việc để môn Sử là môn bắt buộc hay môn tự chọn?

 ⁃ Bắt buộc hay tự chọn là không quan trọng. Món nào ngon thì không bắt buộc khách ăn cũng chọn.

 ⁃ Đang nói về giáo dục ông lại chệch sang ẩm thực…

 ⁃ Giáo dục cũng cần ngon, nhất là với lứa tuổi phổ thông. Vấn đề không phải là học Sử hay không học Sử mà là học cái sử nào. Cái sử bị bóp méo, xuyên tạc tô hồng bôi đen thì không nên học.

 ⁃ Gấu nhỉ?

 ⁃ Chứ sao, sử toàn những ông Lê Văn Tám thì nên bỏ.


Không phản bác được, lão Hâm chuyển đề tài:

 ⁃ Ông nghĩ sao khi gần đây rộ lên ý kiến đừng bắt các giáo sư bác sĩ giỏi chuyên môn làm quản lý, họ chỉ giỏi chuyên môn, không giỏi quản lý nên dễ sai phạm, nhân dân mất các chuyên gia hàng đầu.

 ⁃ Tầm bậy!

 ⁃ Các giáo sư bác sĩ tầm bậy?

 ⁃ Không, tôi nói ý kiến trên là tầm bậy. Hãy nhìn sang các nước tiên tiến, bên đó nhiều giáo sư bác sĩ làm giám đốc bệnh viện, trưởng khoa mà có ai sai phạm đâu?

 ⁃ Chắc họ có học thêm về quản trị.

 ⁃ Thì giờ đâu mà học thêm. Cái cốt lõi là cơ chế của nó không cho người ta tham nhũng bố ạ. Cơ chế của bố tào lao thì ông bác sĩ giỏi hay ông chính trị làm giám đốc đều đầy ắp khả năng vào tù như nhau.

 ⁃ Ừ nhỉ, từ thời ông Yersin sang đây làm Giám đốc Viện Pasteur Đông Dương, ông ấy chả sai phạm gì.


Lão Gàn đắc chí kết luận:

 ⁃ Bây giờ người ta hay bàn những thứ không thuộc về bản chất, bàn để mà bàn, nói để mà nói như kiểu bắn cung mà không ngắm vào hồng tâm.


Lão Hâm tranh thủ trêu bạn:

 ⁃ Như kiểu cao cao bên cửa sổ có hai người yêu nhau nhưng không quan tâm đến điểm G!

 CHUYỆN XƯA KỂ LẠI 


Hồi tôi ở trong quân ngũ có cậu lính người nghệ an ở cùng đơn vị rất hay kể chuyện.Tối ấy cậu ta kể cho tôi nghe câu chuyện về những người ở quê hương và quả quyết đây là truyện có thật 100%.

Xin kể lại để mọi người cho ý kiến 

      

      Ở quê có bà chị goá chồng,tuỗi chừng năm mươi.Chị ỡ một mình trong căn nhà nhõ.Ngoài vườn chị trồng rau,thã gà và chị có nuôi thêm một con heo nhỏ.Nhưng con heo chị nuôi đả hơn hai tháng rồi.Mà nó chỉ bằng bắp chân.Ở quê tôi người ta thường gọi là “Heo cọt”. (Nghĩa là lợn chậm lớn).Nên chị quyết định đi chợ bán con heo,mua thêm mấy con gà về thã.

 Sáng dậy chị ra vườn cắt tàu lá chuối khô.Bắt con heo,dùng dây chuối buộc chặt bốn chân,bõ vào rỗ, lấy cái bao phủ lại và bưng đi chợ.

 Từ nhà chị lên tới chợ phải hơn cây số,lại phải qua một con sông rộng bằng đò ngang.Chị lên đến bến đò,thì đò vừa rời bến,thôi đành đợi chuyến sau.Chị đặt rỗ xuống đất,nghỉ ngơi,đợi đò.

 Bổng con heo vùng mạnh mấy cái,tuột dây và nó nhảy ra khỏi rổ.

 Thôi chết! Chị lo lắng giang rộng hai tay,ví con heo lại. Đường xuống bến chỉ có một lối nhỏ,hai bên bờ đất cao.Chị ví mải,dồn con heo về mép sông.Bí quá,chú ta chồm xuống sông và bơi về bên kia.

 Thôi thế là hết !chị thẫn thờ,buồn bã nhìn theo.Nhưng con heo bơi ra được một đoạn,bổng nó chuyển hướng bơi dọc sông.Về phía chiếc đò nghề, có ông làm nghề cá,tuỗi chừng sáu mươi,đang tắm. Chị mừng quá la lớn:”Ông ơi! Nhờ ông bắt dùm con heo cho tôi với.”

Thấy vậy,ông bơi nhanh đuổi theo con heo,túm được hai chân sau và bơi vào bờ,nơi chị đang đứng.Lúc đến gần bờ ông mới nhớ ra là mình ỡ truồng,nên ông bảo:”Heo cũa chị đây,lội về mà lấy kẻo tôi lên không được.”

 Ôngơi! Đả thương thì thương cho trót,chỉ mấy bước thôi ông giúp tôi để tôi còn đi chợ.

 -Nhưng mà tôi lên không được,nói thế mả chị không hiểu à.

-Hiểu tôi hiểu,nhưng tôi lội xuống thì ướt hết làm sao mà đi chợ?bằng cách nào đó ông đưa giùm con heo lên cho tôi với,tôi không nhìn đâu mà sợ.Nói đoạn chị quoay mặt đi nơi khác.

 Nghe chị ta nói củng phải,thôi đành liều vậy. Một tay xách con heo,tay kia bịt che kín “Bộ đồ nghề”lại. Ông lội nhanh lên bờ.  “Heo cũa chị đây,mau lên”! Ông giục.

 Chị không cầm con heo mà đưa cho ông sợi dây: “Nhờ ông buộc cho tôi cái ,tôi đàn bà buộc không chặt,sang chợ nó ra nữa thì khỗ”.

Ông giảy nảy:”Bà buộc đi ,tôi còn một tay,làm sao buộc được.”

 -Thôi,Ông để tôi giử,che “bộ đồ”cho ông,để ông rảnh cả hai tay mà buộc.Miệng nói,tay chị đã đưa sát vào tay ông,chờ đợi.

 “Vấp phải con mụ liều mạng rồi”.Ông nghỉ. Thôi đành vậy,ông cất tay của mình đi,đễ chị ta đưa tay  vào thay thế.Khi tay chị mới chạm vào thì “Cái ấy” của ông nó còn nhõ.Không hiểu do hơi ấm từ bàn tay chị hay sao,mà “Con Heo"của ông nó từ từ to lên,rồi to lên nhanh lắm.Tay cũa chị giử không lại .Mặt chị dần đõ lên.Chị xuýt xoa:”Heo tôi mà mau to như heo ông đây,nhất định tôi để nuôi,chứ không bán...”




  


ÔNG HÀNG XÓM

 Ông hàng xóm cũ nhà mình, hồi xưa   đẹp trai, miệng dẻo quẹo,  có  cô  vợ khá  xinh đẹp giỏi giang  đẻ tù tì 3 đứa con giai . Ông đốc chứng kêu vợ quá đáng lắm lời và ông bỏ vợ cả lấy cô vợ hai lại cũng  vừa  trẻ l vừa  xinh  giỏi giang hơn vợ cả,  cũng lại đẻ  liên tù tì  hai đứa con trai thì ông lại cũng quay ra chê vợ hai "đòng đanh đỏ mỏ" ông  bỏ  để lấy  cô vợ ba sinh được 2 đứa  con gái ông dừng ở với bà ba tới giờ .


Người vợ đầu một mình lăn lưng nuôi  ba đứa con ăn học  trưởng  thành yên bề gia thất, con cháu  hiếu thảo . Kinh tế ổn định 


Người vợ hai cũng một mình nuôi 2 con thành người,  đều đã có gia đình riêng , nói chung sau những tháng năm vất vả mẹ con họ đã được  bình yên,  kinh tế khá 


Người vợ ba ở với ông cùng hai  con gái, hiện tại  khá nghèo, ăn bữa nay lo bữa mai .

Trước đây thì ...Thỉnh thoảng ông lại tìm đến nhà 2 bà và 5 thằng con gây sự làm phiền . Sau một hồi không được đáp ứng thì ông chửi, ông la , ông kể công  rằng chúng mày phải biết tao là bố chúng mày đấy nhé ,  quân bất hiếu, đồ vô ơn, rồi ông lại chửi 2 bà cả và hai  là cái loại  bẩn thỉu  keo kiệt...

Vài năm gần đây thì nghề của ông là ngày ngày đi ăn vạ 2 vợ và 5 đứa con  trai vì ông nát rượu.


Lâu lâu ông lại lóc cóc đạp xe đến nhà mình chơi . 

Lần nào ông cũng hỏi sao đời ông khổ  mà mình chịu không dám nói thật vì sợ ông tế cho một trận.

Nay ông đến chơi nhà, ông  ê a từ sáng đến giờ chưa dứt  câu chuyện . Giờ ông đã già quá rồi ...

Những người con giờ cũng đã thương ông nhưng có lẽ đã đến thời điểm  ông cũng sắp kết thúc một cuộc đời lãng xẹt .

Mình thì cứ nhìn thấy  ông lại chạnh lòng nghĩ đến  3 người vợ của ông .

Ôi cái kiếp người